tailieunhanh - Tổ chức đời sống xã hội của người Mường: Từ truyền thống đến hiện đại
Bài viết này tập trung khái quát những đặc trưng cơ bản của xã hội Mường qua từng giai đoạn cụ thể thông qua nghiên cứu để tổ chức xã hội tại bốn vùng trung tâm của người Mường tại tỉnh Hòa Bình, đó là vùng Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động. | Tổ chức đời sống xã hội của người Mường: Từ truyền thống đến hiện đại JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 122-128 This paper is available online at TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI MƯỜNG: TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI Nguyễn Thị Hằng NCS K2009, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tóm tắt. Tổ chức xã hội Mường có thể phân thành ba giai đoạn: (1) Giai đoạn 1: Tổ chức xã hội cổ truyền Mường trước năm 1945; (2) Giai đoạn 2: Tổ chức xã hội Mường sau năm 1945 đến trước Đổi mới (trước1986); (3) Giai đoạn 3: Tổ chức xã hội Mường hiện nay (sau năm 1986). Mỗi giai đoạn thể hiện những khác biệt điển hình về cơ cấu tổ chức xã hội, kéo theo sự thay đổi về các mối quan hệ xã hội trong đó. Bằng phương pháp phân tích tài liệu, so sánh và điền dã dân tộc học, tác giả đã tổng hợp một cách có hệ thống về tổ chức đời sống xã hội của người Mường thông qua từng giai đoạn lịch sử, qua đó tác giả làm nổi bật các mối quan hệ xã hội đặc trưng trong từng hình thái tổ chức đời sống xã hội. Từ khóa: Tổ chức xã hội, Lang Đạo, Mường, ruộng đất. 1. Mở đầu Tổ chức xã hội của người Mường hình thành và phát triển song song với tổ chức xã hội của người Việt và có nhiều điểm tương đồng. Cùng với sự phát triển, biến đổi của nền kinh tế-xã hội, tổ chức xã hội Mường cũng có nhiều biến đổi lớn lao. Về vấn đề này, đã có một số nghiên cứu mô tả về xã hội Mường truyền thống như công trình Xã hội và ruộng đất ở vùng Mường trước cách mạng Tháng Tám của tác giả Mạc Đường [3]; Người Mường ở Hòa Bình của Giáo sư Từ Chi [7] và một nghiên cứu trường hợp về biến đổi tổ chức xã hội Mường ở vùng Thanh Sơn - Phú Thọ [6]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào mô tả một cách hệ thống về sự biến đổi về tổ chức xã hội Mường từ truyền thống đến hiện đại. Bài viết này tập trung khái quát những đặc trưng cơ bản của xã hội Mường qua từng giai đoạn cụ thể thông qua nghiên cứu để
đang nạp các trang xem trước