tailieunhanh - Đổi mới sử dụng di tích khi dạy bài nội khoá Lịch Sử địa phương ở Trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế

Mục tiêu của đề tài là đề xuất biện pháp sử dụng di tích trong từng hoạt động của tiến trình lên lớp. Đổi mới biện pháp sử dụng di tích trong bài nội khoá LSĐP làm thay đổi căn bản vai trò của GV và HS. Từ truyền thụ kiến thức, GV trở thành người tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho HS vừa cố gắng tự lực một cách độc lập. Mời các bạn cùng tham khảo! | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Educational Sciences 2021 Volume 66 Issue 4 pp. 14-26 This paper is available online at http ĐỔI MỚI SỬ DỤNG DI TÍCH KHI DẠY BÀI NỘI KHOÁ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Trần Thị Hải Lê và Nguyễn Thành Nhân Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Tóm tắt. Di tích là nguồn sử liệu trực tiếp mang tính nguyên gốc chưa thông qua một lăng kính chủ quan nào. Vì vậy chúng mang tính khách quan chân thực nhất so với các loại tài liệu khác. Đặc biệt hiện nay đổi mới phương pháp dạy học lịch sử phải lấy học sinh và hoạt động học làm trung tâm tăng cường sử dụng những kinh nghiệm và tri thức của địa phương tận dụng khai thác nguồn học liệu tại chỗ là những di sản văn hoá gần gũi xung quanh môi trường sống dễ tiếp cận đối với học sinh. Cho nên đổi mới biện pháp sử dụng di tích trong dạy học bài nội khoá lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ giúp học sinh khai thác hiệu quả hơn một trong những nguồn sử liệu tại chỗ quý giá để hiểu sâu sắc toàn diện về lịch sử địa phương giáo dục các phẩm chất đặc biệt là ý thức và hành động gìn giữ phát huy giá trị của di tích của quê hương. Từ khóa đổi mới di tích lịch sử địa phương trung học phổ thông Thừa Thiên Huế. 1. Mở đầu Hiện nay đổi mới dạy học lịch sử DHLS đang được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của khoa học giáo dục lịch sử bắt đầu từ các nguồn sử liệu phong phú giúp học sinh HS tái hiện quá khứ một cách chân thực khách quan về sự kiện hiện tượng và nhân vật lịch sử coi trọng sử dụng các phương tiện trực quan như hiện vật tranh ảnh bản đồ biểu đồ sa bàn mô hình phim tài liệu lịch sử mở rộng không gian dạy học không chỉ trong lớp mà còn trên thực địa tại di tích lịch sử bảo tàng khu triển lãm. tổ chức cho HS học tập trải nghiệm tham quan dã ngoại kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp với hoạt động trải nghiệm trên thực tế Di tích lịch sử là nguồn tư liệu gốc mang .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN