tailieunhanh - Một số vấn đề lý luận về phát triển khu vực FDI trong thực hiện chiến lược phát triển bền vững

Bài viết này hệ thống và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về phát triển khu vực FDI trong thực hiện chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Thực tế, đã có nhiều nghiên cứu về tác động của FDI đến các khía cạnh của phát triển bền vững nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về khu vực FDI với tư cách là một khu vực đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của nước tiếp nhận. | MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KHU VỰC FDI TRONG THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Lê Quốc Hội Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bài viết này hệ thống và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về phát triển khu vực FDI trong thực hiện chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Thực tế đã có nhiều nghiên cứu về tác động của FDI đến các khía cạnh của phát triển bền vững nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về khu vực FDI với tư cách là một khu vực đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của nước tiếp nhận. Bài viết cho ra rằng để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững cần tiếp cận thông qua 2 cách i Xác định mục tiêu phát triển bền vững từ động lực và lợi ích của khu vực FDI ii Tăng cường tác động và đóng góp của FDI vào việc thực hiện phát triển bền vững về kinh tế xã hội và môi trường. Từ khóa FDI phát triển bền vững . Khái niệm FDI Mặc dù FDI là một hoạt động phổ biến nhưng có nhiều quan niệm về FDI được đưa ra với các cách tiếp cận và diễn giải khác nhau. Tuy vậy các khái niệm về FDI có những sự tương đồng nhất định về chủ thể mục đích phương thức hoạt động. Theo IMF 1977 FDI nhằm thu lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác nước nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được quyền quản lý. Theo WTO 1996 FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước có một tài sản ở một nước khác cùng quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là căn cứ phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Tài sản quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Nhà đầu tư thường được gọi là quot công ty mẹ quot và các tài sản được gọi là quot công ty con quot hay quot chi nhánh công ty quot . UNCTAD 1999 cho rằng FDI là một khoản đầu tư dài hạn và phản ánh lợi ích lâu dài từ sự kiểm soát của nhà đầu tư hoặc công ty mẹ đối với các xí nghiệp chi nhánh ở một nền kinh tế khác. Theo OECD 1999 FDI phản ánh việc đạt được mục tiêu về lợi ích lâu dài của một thực thể thường trú trong một nền kinh tế nhà đầu tư trực tiếp- direct investor

TỪ KHÓA LIÊN QUAN