tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động khám phá cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non

Qua sáng kiến này, mong muốn giáo viên có những biện pháp tổ chức tốt các hoạt động khám phá cho trẻ 5-6 tuổi. Đồng thời giúp trẻ có những nhận thức về môi trường, thỏa mãn nhu cầu khám phá của trẻ. Mời các bạn tham khảo! | PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ do chọn đề tài Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân là cơ sở hình thành tính cách ban đầu co trẻ đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất nhận thức tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện. Ở trường mầm non trẻ không những được quan tâm chăm sóc mà trẻ còn được tham gia vào các hoạt động học vui chơi. Trong đó khám phá là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Hoạt động khám phá sẽ giải quyết các nhu cầu nhận thức của trẻ tạo điều kiện hình thành và phát triển ở trẻ tâm hồn trong sáng hồn nhiên lòng nhân ái tình cảm yêu thương với người thân với cuộc sống xung quanh trẻ biết yêu quí bảo vệ thiên nhiên bảo vệ những truyền thống của quê hương đất nước trân trọng và giữ gìn sản phẩm lao động tự làm vậy hoạt động khám phá khoa học là một trong những nội dung cơ bản của chương trình mầm non nó chiếm vị trí quan trọng cho việc tổ chức cho trẻ tính tích cực khám phá hình thành củng cố và phát triển những tri thức cơ bản về tính chất nguyên liệu của đối tượng mà mình muốn tìm hiểu nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức và mở rộng cho trẻ về cảm giác tri giác tư duy tưởng tượng. Các năng lực hoạt động trí tuệ như quan sát phân tích tổng hợp so sánh khái quát hoá suy luận. Dựa trên đặc điểm tâm lý nhận thức của trẻ mẫu giáo nói chung mẫu giáo lớn nói riêng các nhà tâm lý học giáo dục học đã chứng minh rằng quá trình khám phá khoa học được tổ chức mang tính chất khám phá trải nghiệm theo phương thức Trẻ em chơi mà học học mà chơi là phù hợp với trẻ. Sử dụng trực quan trò chơi đàm thoại thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú kích thích tính tích cực hoạt động phát triển tính tò mò ham hiểu biết thích khám phá tìm tòi phát triển óc quan sát phán đoán. Thực tế tại nơi tôi công tác việc cho trẻ khám phá khoa học đã có những đổi mới về đề tài nội dung khám phá cách tổ chức. Tuy vậy quá trình tổ chức cho trẻ khám phá khoa học vẫn còn có những hạn chế như

TỪ KHÓA LIÊN QUAN