tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm dạy Âm cho học sinh lớp 4

Bài viết này thông qua việc nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực tiễn và chia sẻ một số kinh nghiệm đã rút ra trong quá trình dạy âm cho học sinh lớp 4 góp phần nâng cao năng lực Tiếng Anh của học sinh tiểu học, nhất là khả năng phát âm và giao tiếp. Mời các bạn cùng tham khảo! | UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY ÂM CHO HỌC SINH LỚP 4 Môn Tiếng Anh Cấp học Tiểu học Tên tác giả Dương Thị Thúy Ngọc Đơn vị công tác Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung Chức vụ Giáo viên NĂM HỌC 2019 2020 Một số kinh nghiệm dạy âm cho học sinh lớp 4 I. PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Quyết định số 1400 QĐ TTg ngày 30 9 2008 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 trong đó quy định ngoại ngữ số một được dạy và học trong hệ thống giáo dục quốc dân là Tiếng Anh xây dựng và ban hành khung trình độ năng lực ngoại ngữ gồm 6 bậc tương thích với các tiêu chí của khung tham chiếu Châu Âu. Học sinh hoàn thành bậc tiểu học phải đạt chuẩn bậc 1 A1 . Quyết định số 2080 QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về điều chỉnh bổ sung Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 cũng đã nêu Đối với giáo dục phổ thông hoàn thành việc ban hành chương trình môn ngoại ngữ tự chọn lớp 1 và lớp 2 vào năm 2020 đến năm 2025 phấn đấu 100 học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 được học chương trình ngoại ngữ 10 năm bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12 . Chính vì vậy trong những năm gần đây việc dạy và học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học đã và đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các cấp lãnh đạo các nhà giáo dục giáo viên phụ huynh và cộng đồng xã hội. Cá nhân tôi sau khi nghiên lý luận về đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học nắm bắt đặc điểm đối tượng học sinh mình phụ trách tìm hiểu nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh 3 Tiếng Anh 4 Tiếng Anh 5 tôi nhận thấy Thứ nhất học sinh tiểu học tiếp thu ngôn ngữ và vận dụng ngôn ngữ một cách rất tự nhiên không gượng ép. Thứ hai các em không chú trọng việc học âm một cách bài bản mà chỉ dừng lại ở cách học theo cảm hứng thích thì học không thích thì bỏ qua. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giao tiếp của các em bởi lẽ khi phát âm không chuẩn thì các

TỪ KHÓA LIÊN QUAN