tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Nam Đàn 2

Mục tiêu nghiên của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong Trường THPT Nam Đàn 2 nói riêng và các trường phổ thông nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo! | PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Chất lượng giáo dục là vấn đề luôn được xã hội quan tâm vì tầm quan trọng của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng. Chất lượng giáo dục cao mới đáp ứng được mục tiêu nhiệm vụ đào tạo góp phần đảm bảo nguồn nhân lực tốt cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO nhấn mạnh chất lượng giáo dục được thể hiện trong bốn trụ cột Học để biết học để làm học để chung sống và học để tồn tại . Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục vừa là danh dự vừa là lẽ sống của nhà trường các cấp trong xu thế quốc tế hội nhập hiện nay. Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ chính trị được Đảng Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và luôn là nội dung quan trọng trong văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng. Đặc biệt trong các Nghị quyết của Đảng từ khi Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới đến nay quan điểm giáo dục của Đảng luôn thể hiện rõ tính nhất quán phát triển xem giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trong hơn 30 năm đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội và văn hóa giáo dục. Tuy nhiên kết quả đổi mới về giáo dục vẫn chậm hơn nhiều so với kinh tế chất lượng giáo dục phổ thông nói chung và phổ thông trung học nói riêng còn thấp quản lý giáo dục còn lỏng lẻo thiếu khoa học nhiều giáo viên vẫn chưa theo kịp bước tiến của công cuộc đổi mới chưa vận dụng tốt các phương pháp dạy học mới còn có lỗ hổng về kiến thức chất lượng học tập của học sinh chưa thực chất điểm số còn chạy theo thành tích số học sinh chây lười trong học tập không trung thực trong học tập còn nhiều việc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường chưa hiệu quả cơ sở vật chất cũng chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học của giáo viên và học sinh vệ sinh môi trường chưa đảm bảo tính xã hội hóa của trường học chưa cao phụ huynh .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN