tailieunhanh - Nghiên cứu phát triển sản xuất ca cao bền vững tại Tây Nguyên

Bài viết nhằm Đề xuất được giải pháp khoa học công nghệ nhằm phát triển sản xuất ca cao bền vững trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây ca cao. Mời các bạn cùng tham khảo! | NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CA CAO BỀN VỮNG TẠI TÂY NGUYÊN Trƣơng Hồng Đào Thị Lam Hƣơng Lê Văn Bốn Bùi Thị Phong Lan Hạ Thục Huyền Nguyễn Thị Ngọc Hà Phan Việt Hà Hoàng Hải Long Đào Thị Lan Hoa Trần Thị Thƣờng Nguyễn Hồng Phong Phan Thanh Bình Phạm Văn Thao và ctv. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ca cao là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao trên thế giới không những là nguyên liệu để sản xuất sô cô la cho các nhà máy mà còn là nguồn sống của 6 5 triệu nông dân của châu Phi châu Mỹ và châu Á và đƣợc xếp vào tốp một trong mƣời mặt hàng nông nghiệp trao đổi thƣơng mại của thế giới www. . Hiện nay nhu cầu ca cao trên trên giới ngày càng tăng do mức sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao và ngày càng sử dụng một lƣợng lớn sô cô la phục vụ cho yêu cầu tái tạo nguồn năng lƣợng sống hàng ngày. Theo đánh giá của tổ chức ca cao thế giới thì trong vòng 20 năm nữa lƣợng ca cao cung chƣa đủ đáp ứng so với cầu đây là cơ hội vàng cho Việt Nam để phát triển ca cao thành một ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nƣớc góp phần khai thác lợi thế so sánh vùng dựa vào các điều kiện đất đai khí hậu và nguồn lao động tại địa phƣơng. Chính phủ Việt Nam đã có chƣơng trình phát triển ca cao Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Tuy nhiên trong thời gian qua tốc độ phát triển ca cao còn chậm so với kế hoạch nguyên nhân của tồn tại thì có nhiều song đứng về mặt giải pháp khoa học công nghệ cho thấy hiện Việt Nam chƣa có bộ giống ca cao cho năng suất cao chất lƣợng tốt ổn định và phù hợp cho từng vùng sinh thái. Các biện pháp kỹ thuật nhƣ bón phân tƣới nƣớc tạo hình bảo vệ thực vật. chƣa đƣợc chuyển giao một cách đồng bộ đối với từng vùng do những nghiên cứu về các vấn đề này còn hạn chế chỉ mới tiến hành nghiên cứu một vài lĩnh vực nhỏ lẻ mang tính chất xử lý và giải quyết tình huống. Chính vì vậy phát triển ca cao ở Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng còn thiếu tính bền vững .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN