tailieunhanh - Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến khởi nghiệp tại Việt Nam

Bài viết đi sâu phân tích tác động của cách mạng công nghiệp đến sự thành công của khởi nghiệp thời gian qua. Đúc kết thành một số bài học cho việc áp dụng công nghệ vào khởi nghiệp tại Việt Nam. Cuối cùng, các tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm khởi nghiệp thành công tại Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo! | TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ĐẾN KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TS. Lê Kiên Cƣờng Trƣờng đại học Ngân hàng TpHCM TS. Lê Thanh Tùng Trƣờng đại học Tôn Đức Thắng Tóm tắt Bài viết đi sâu phân tích tác động của cách mạng công nghiệp đến sự thành công của khởi nghiệp thời gian qua. Đúc kết thành một số bài học cho việc áp dụng công nghệ vào khởi nghiệp tại Việt Nam. Cuối cùng các tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm khởi nghiệp thành công tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa Cách mạng công nghiệp Khởi nghiệp Start up Bài học kinh nghiệm khởi nghiệp. 1. Một số quan điểm về khởi nghiệp v tác động của khởi nghiệp đến phát triển kinh tế quốc gia Chính phủ Việt Nam đã quyết định chọn năm 2016 là năm khởi đầu cho năm quốc gia khởi nghiệp với phong trào start up đã cho thấy các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam cũng đã nhận ra tầm quan trọng của khởi nghiệp và đổi mới lên tăng trưởng kinh tế. Lịch sử phát triển kinh tế đã có nhiều quan điểm khá đa dạng về khởi nghiệp và các quan điểm này nhìn chung cũng có khác biệt nhất định thể hiện sự đa dạng trong cách tiếp cận của các nhà kinh tế học liên quan đến vấn đề khởi nghiệp. Quan điểm của Adam Smith 1776 cho rằng các thị trường đang ngày càng mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ đó năng suất lao động sẽ tăng lên và tạo ra sự tăng trưởng kinh tế. Nhà kinh tế học Say 1800 thì nhấn mạnh người khởi nghiệp dịch chuyển các tài nguyên kinh tế từ nơi có hiệu suất sản lượng thấp sang nơi có hiệu suất sản lượng cao . Theo Schumpeter 1934 lợi nhuận chính là phần thưởng cho quá trình khởi nghiệp tinh thần khởi nghiệp là nền móng cho sự tăng trưởng kinh tế trạng thái mất cân bằng liên tục do người khởi nghiệp gây ra là một phần tất yếu cho sự ổn định kinh tế là trung tâm của mọi lý thuyết và nghiệp vụ kinh tế. Kirzner 1937 cho rằng động lực của tinh thần khởi nghiệp chính là cơ hội sinh lời chưa được phát hiện từ trước nhận ra cơ hội kiếm lời mà

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN