tailieunhanh - Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hội nhập tài chính và chính sách tiền tệ tại Việt Nam

Mục tiêu chung của luận án là làm rõ tác động và những ảnh hưởng của HNTC đến chính sách tiền tệ Việt Nam để từ đó đề xuất giải pháp cho tiến trình hội nhập tài chính và điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh toàn cầu hóa tài chính gia tăng như một xu thế tất yếu. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRỪỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN HỒNG HÀ HỘI NHẬP TÀI CHÍNH VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng Mã số Người hướng dẫn khoa học . LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2021 TÓM TẮT Bối cảnh toàn cầu hóa tài chính đặt ra thách thức cho điều hành chính sách tiền tệ CSTT của các quốc gia. Lý thuyết Bộ ba bất khả thi trong kinh tế vĩ mô quốc tế cho thấy một quốc gia chỉ có thể theo đuổi hai trong ba lựa chọn là cố định tỷ giá độc lập CSTT trong nước và sự di chuyển tự do của dòng vốn quốc tế hay hội nhập tài chính HNTC . Bên cạnh đó thông qua các dòng chảy vốn quốc tế HNTC toàn cầu làm cho điều kiện tài chính trong nước trở nên biến động hơn với những thay đổi của thị trường vốn bên ngoài điều này gây khó khăn trong quản lý ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô. Mục tiêu chung của luận án là làm rõ tác động và những ảnh hưởng của HNTC đến CSTT Việt Nam để từ đó đề xuất giải pháp cho tiến trình HNTC và điều hành CSTT trong bối cảnh toàn cầu hóa tài chính gia tăng như một xu thế tất yếu. Với mô hình Phân phối trễ tự hồi quy ARDL kết quả nghiên cứu cho thấy HNTC tăng tác động làm giảm độc lập CSTT trong ngắn hạn ổn định tỷ giá tăng làm giảm độc lập CSTT trong cả ngắn và dài hạn tuy nhiên lại giúp tăng độc lập CSTT sau một quý trong ngắn hạn dự trữ ngoại hối chưa có tác động hỗ trợ đối với độc lập CSTT Việt Nam. Kết quả nghiên cứu từ mô hình véc tơ tự hồi quy dạng cấu trúc SVAR cho thấy các nhân tố bên ngoài đang tăng dần vai trò trong truyền dẫn CSTT Việt Nam thể hiện qua phản ứng nhanh mạnh và kéo dài của lãi suất dài hạn Việt Nam đối với các nhân tố rủi ro toàn cầu và lãi suất dài hạn Mỹ. Tỷ trọng mức độ giải thích của hai nhân tố này đối với những thay đổi của lãi suất dài hạn Việt Nam cũng tăng dần qua thời gian. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quá trình HNTC và điều hành CSTT Việt Nam cùng với kết quả thực nghiệm thu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN