tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Cán bộ nữ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam hiện nay

Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ này trong HTCT cấp cơ sở ở các tỉnh khu vực Tây Bắc trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo! | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN NGỌC HẰNG CÁN BỘ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP XÃ Ở CÁC TỈNH TÂY BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành Chính trị học Mã số 62 31 02 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI NĂM 2021 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Người hướng dẫn khoa học Đỗ Xuân Tuất Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn vào hồi .giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện - Thư viện Quốc Gia Hà Nội - Thư viện Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Các tỉnh khu vực Tây Bắc Việt Nam trong đó có là ba tỉnh Điện Biên Lai Châu và Sơn La là địa bàn cư trú của phần lớn các dân tộc thiểu số là nơi có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị kinh tế văn hóa an ninh quốc phòng đối ngoại và bảo vệ bền vững môi trường sinh thái. Đây cũng là khu vực còn chịu ảnh hưởng nhiều của tàn tích chiến tranh để lại. Đời sống chính trị kinh tế văn hóa và xã hội của đồng bào các DTTS còn gặp rất nhiều khó khăn nền sản xuất nhỏ lẻ về cơ bản là nông nghiệp lạc hậu và lệ thuộc nhiều vào tự nhiên trình độ dân trí rất thấp những tiềm năng to lớn của vùng chưa được phát huy và khai thác một cách hiệu quả. Chính điều này đã làm cho vị trí vai trò của hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào DTTS các tỉnh Tây Bắc nói chung và 3 tỉnh nói trên trở nên đặc biệt quan trọng trong việc ổn định chính trị phát triển kinh tế văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng của vùng. Một trong những yếu tố làm nên sự ổn định và phát triển về kinh tế chính trị văn hoá và xã hội của các tỉnh khu vực Tây Bắc trong công cuộc đổi mới chính là sự góp phần không nhỏ của cán bộ nữ người DTTS trong HTCT ở địa bàn này. Các DTTS sinh sống ở các tỉnh khu vực Tây Bắc chủ yếu là người Thái Mông Mường Dao Tày. Địa hình khu vực các tỉnh Tây Bắc núi cao chia cắt có

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN