tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk

Luận văn góp phần xây dựng các mô hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời, luận văn còn đóng góp những đề xuất quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành của huyện Cư Kuin trong điều hành chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG MINH NHÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành Quản lý công Mã số 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK - NĂM 2018 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. Lê Đức Niêm Phản biện 1 Phản biện 2 Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm Giảng đường 2 - Phân viên Tây Nguyên Học viện Hành chính Quốc gia Số 51 Phạm Văn Đồng - Tp. Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk. Thời gian vào hồi 08 giờ 00 ngày 18 tháng 8 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn tên đề tài Hiện nay hình thức kinh tế trang trại thực sự phát triển mạnh mẽ cùng với quá trình đổi mới trong sản xuất nông nghiệp nhất là từ năm 2000 khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 03 2000 NQ-CP ngày 02 02 2000 về kinh tế trang trại. Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay kinh tế trang trại là một hướng đi đúng đắn và đã có những bước phát triển mạnh mẽ tạo động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nông thôn nước ta phát triển khai thác đầy đủ hơn các tiềm năng và nguồn lực về đất đai vốn và lao động. Từ đó góp phần không nhỏ vào Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững và Xây dựng Nông thôn mới của Chính phủ. Trong những năm qua kinh tế trang trại huyện Cư Kuin đã có bước phát triển đáng khích lệ tạo sự chuyển biến tích cực về các mặt tuy nhiên vẫn còn mang tính tự phát chưa bền vững những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế trang trại chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của huyện. Những tồn tại hạn chế về công tác quản lý nhà nước QLNN đối với kinh tế trang trại KTTT cần được xem xét trong đó việc lựa chọn mô hình kinh tế trang trại phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên của huyện là đòi hỏi khách quan và cấp .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN