tailieunhanh - Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Phần 2 - Phạm Nguyễn Cương

"Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Phần 2 - Phạm Nguyễn Cương" được nối tiếp phần 1 cung cấp các kiến thức từ chương 6 đến chương 12 với các nội dung mô hình hoá dữ liệu; thiết kế xử lý; thiết kế use case; thiết kế form và report; thiết kế dữ liệu hệ thống; thiết kế thử nghiệm; cài đặt hệ thống. | Phần 2 Phân tích hệ thống Chương 6 Mô hình hoá dữ liệu Chương 6 MÔ HÌNH HOÁ DỮ LIỆU Mô hình quan niệm dữ liệu là một sự trình bày về dữ liệu được tổ chức. Mục đích của mô hình quan niệm dữ liệu là chỉ ra những qui tắc về ngữ nghĩa và mối quan hệ giữa các dữ liệu có thể được. Chúng ta có thể làm công việc mô hình hoá dữ liệu song song với các công việc phân tích và cấu trúc hoá yêu cầu trong suốt quá trình phân tích hệ thống. Chúng ta thu thập các mô tả về nghiệp vụ cần thiết cho mô hình hoá dữ liệu từ các phương pháp thu thập thông tin như phỏng vấn bảng câu hỏi quan sát Trong một môi trường phát triển hệ thống lớn một nhóm có thể tập trung trong việc mô hình hoá dữ liệu trong khi nhóm khác tập trung làm những công việc khác như mô hình hoá xử lý luận lý Thông thường chúng ta sẽ phải mô hình lại một mô hình quan niệm dữ liệu cho hệ thống hiện hành đang hoạt động và xây dựng một mô hình quan niệm phù hợp với phạm vi yêu cầu cho hệ thống. Phần lớn trường hợp việc mô hình hoá mô hình dữ liệu quan niệm cho hệ thống hiện hành là nhằm để xây dựng mô hình quan niệm dữ liệu cho hệ thống mới bằng việc xem xét lại phạm vi yêu cầu của hệ thống mới. Tuy nhiên trong trường hợp một hệ thống là xây dựng mới hoàn toàn thì việc mô hình hoá dữ liệu sẽ phải bắt đầu mới hoàn toàn. Một số phương pháp khả sát hệ thống phải bao gồm luôn các câu hỏi để thu thập dữ liệu sau đây là một bảng câu hỏi hướng dẫn 1. Các chủ đề đối tượng của nghiệp vụ là gì Các loại người vị trí sự vật nguyên liệu nào được sử dụng hoặc tương tác với nghiệp vụ sẽ được lưu trữ Có bao nhiêu thể hiện cho mỗi đối tượng tồn tại - Dữ liệu thực thể và mô tả 2. Đặc điểm phân biệt duy nhất cho một đối tượng từ những đối tượng khác Đặc trưng này có thay đổi không hay cố định - Khoá định danh dữ liệu 3. Các đặc trưng khác của đối tựơng là gì để các đối tượng được tham chiếu chọn sắp xếp phân loại - Thuộc tính và khác khoá ứng viên hoặc định danh khác 4. Dữ liệu được sử dụng như thế nào Ai được phép sử dụng dữ liệu này Ai .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN