tailieunhanh - Chính sách dân tộc – một nguyên nhân tan rã của Liên bang Xô Viết

Liên bang Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô) tan rã tháng 12/1991, 15 nước cộng hoà trong liên bang tuyên bố độc lập, 11 nước liên kết với nhau hình thành nên cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Bài viết đề cập khái quát về chính sách dân tộc ở Liên Xô từ thời Tổng Bí thư Stalin đến Gorbachov. | 342 CHÍNH SÁCH DÂN TỘC MỘT NGUYÊN NHÂN TAN RÃ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT SV. Trần Quốc Giang ThS. Nguyễn Thế Hồng Tóm tắt. Liên bang Xô Viết gọi tắt là Liên Xô tan rã tháng 12 1991 15 nước cộng hoà trong liên bang tuyên bố độc lập 11 nước liên kết với nhau hình thành nên cộng đồng các quốc gia độc lập SNG . Đây là hậu quả của sự khủng hoảng kinh tế chính trị xã hội kéo dài từ nhiều thập kỉ ở Liên Xô. Một trong những nhân tố sụp đổ là do chính sách về dân tộc mắc nhiều sai lầm không được sửa chữa kịp thời và triệt để từ thời . Stalin đến . 1. Mở đầu Ngày 30 12 1922 trên cơ sở tự nguyện của các dân tộc liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời đó là thắng lợi quan trọng trong chính sách dân tộc Lêninnít. Một trong những đặc điểm quan trọng của Liên Xô là có nhiều dân tộc cùng sinh sống trong đó phần lớn là người Nga còn lại nhiều dân tộc thiểu số sống ở những miền biên thùy khá xa thủ đô Moscow. Lênin và sau đó là các vị Tổng Bí thư kế nhiệm đã rất chú trọng giải quyết vấn đề dân tộc các ông đã đưa ra những quan điểm trong thực hiện chính sách dân tộc ở Liên Xô qua các Đại Đại hội VIII Đảng Cộng sản Nga 3 1919 lần X 3 1921 lần XII 4 1923 lần VIII 1 1936 . Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc Liên Xô đã vấp phải một số sai lầm nghiêm trọng về vấn đề này và trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của liên bang Xô Viết. Bài viết đề cập khái quát về chính sách dân tộc ở Liên Xô từ thời Tổng Bí thư Stalin đến Gorbachov. 2. Nội dung chính . Khái quát về chính sách dân tộc của Liên Xô qua các đời Tổng Bí thư . Thời kì 1924-1953 Ngày 3 4 1922 Stalin được bầu làm Tổng bí thư ban chấp hành Trung ương Đảng cao ủy viên Hội đồng dân tộc và ủy viên ban kiểm tra công nông. Trong 10 năm đầu về cơ bản Stalin vẫn chấp nhận những chính sách dân tộc do Lênin đề ra trước đó nhưng về sau đã xa rời từng bước. Thời kì Stalin cầm quyền đã thực hiện 2 lần chính sách cưỡng bức di dân. Lần thứ nhất vào năm 1929 với khẩu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.