tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)

Mục tiêu của đề tài là xác định rõ đối tượng, mục đích, phương pháp dạy học nhằm lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cho học sinh trong tiết dạy học lịch sử qua đó nâng cao chất lượng học tập, nâng cao nhận thức về lí tưởng sống cao đẹp cũng như đúc rút thêm một số kinh nghiệm trong qua trình dạy học của giáo viên. | Một số kinh nghiệm dạy học lồng ghép giáo dục lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh trong bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953 1954 PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề 1. Lí do lý luận Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đánh giá về vai trò của thanh niên Người nhấn mạnh Người ta thường nói Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình phải làm việc để chuẩn bị cho cái tương lai đó . Với mục tiêu căn bản đặt ra cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay là tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam góp phần rèn luyện thế hệ trẻ vừa hồng vừa chuyên nhằm tạo chuyển biến căn bản về đạo đức lối sống phát triển toàn diện yêu gia đình có đạo đức trong sáng lối sống văn hóa yêu nước tự hào dân tộc kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có ý thức tuân thủ pháp luật có năng lực và bản lĩnh trong hội nhập quốc tế có sức khỏe tri thức và kỹ năng lao động trở thành những công dân có ích tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay chúng ta càng thấy rõ vai trò của thanh niên cũng như trách nhiệm của gia đình nhà trường xã hội đối với thanh niên trong đó có một phần rất lớn là thanh niên học sinh đang trong độ tuổi THCS THPT. Đứng trước thực tế yêu cầu của giáo dục hiện nay không chỉ dạy chữ mà còn dạy người dạy học cần phải chú trọng không chỉ kiến thức mà còn chú trọng đến việc hình thành năng lực nhận thức và phẩm chất cho các em. 2. Lý do thực tiễn Môn lịch sử trong trường học phổ thông là môn học có nhiều lợi thế trong việc truyền tải đến học sinh nhận thức sâu sắc hơn về tinh thần yêu nước về lòng tự hào dân tộc về giáo dục lí tưởng đạo đức cách mạng cao đẹp mà không phải môn học nào cũng có thể lồng ghép giáo dục những nội dung sâu

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.