tailieunhanh - Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học vật liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng của sự biến đổi bề mặt một số khoáng chất đến tương tác pha và tính chất cơ lý của vật liệu tổ hợp trên cơ sở nhựa nền polypropylen

Đề tài ứng dụng phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân trạng thái rắn (ss-NMR) trên các hệ vật liệu microcompozit của polypropylen và chất độn dạng hạt với các tương tác pha khác nhau, tìm hiểu mối liên hệ giữa sự thay đổi cấu trúc phân tử, trong đó nhấn mạnh đến tính linh động phân tử, đến sự thay đổi tính chất cơ của vật liệu. | 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Quá trình gia cường polyme nhiệt dẻo bằng các chất độn dạng hạt đã có một lịch sử lâu dài và nó vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng cho đến tận ngày nay 1 . Khả năng biến đổi tính chất linh hoạt của các vật liệu compozit trên cơ sở nhựa nhiệt dẻo đã gia tăng khả năng ứng dụng trong thực tế cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu của các loại vật liệu này. Khi các chất độn được gia cường cho vật liệu polyme nhiều đặc trưng của vật liệu nền thay đổi. Thông thường chất độn ảnh hưởng đến độ cứng khả năng truyền nhiệt và giãn nở nhiệt. Phụ thuộc vào tính chất của các hạt chất độn và sự thay đổi hình thái đại phân tử của chất nền chất độn cũng có thể cải thiện độ bền và độ dai của vật liệu. Các chất độn vô cơ thường được bắt gặp nhiều nhất trong lĩnh vực nhựa nhiệt dẻo như là CaCO3 SiO2 talc mica và Mg OH 2. Các nghiên cứu đã thực hiện ở cả trong nước và trên thế giới hầu hết tập trung vào ảnh hưởng của các yếu tố như i thành phần ii hình dạng và kích thước hạt iii nồng độ và iv độ kết dính giữa chất độn và chất nền đến tính chất cơ của vật liệu. Nhiều nghiên cứu đã cho biết sự tồn tại của một lớp polyme có tính chất khác biệt đặc biệt là tính linh động của các phân tử ở vùng chuyển pha giữa bề mặt chất độn và chất nền polyme. Tuy nhiên việc xác định rõ vai trò ảnh hưởng cũng như thiết lập một mối liên hệ giữa các tham số cấu trúc của lớp tương tác pha giữa các hạt chất độn và chất nền polyme này đến tính chất cơ của vật liệu compozit bao gồm độ bền kéo đứt và độ bền va đập vẫn còn chưa được rõ ràng. Trên cơ sở đó thầy giáo hướng dẫn và nghiên cứu sinh đã lựa chọn thực hiện luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của sự biến đổi bề mặt một số khoáng chất đến tương tác pha và tính chất cơ lý của vật liệu tổ hợp trên cơ sở nhựa nền polypropylen . 2. Mục tiêu của luận án Ứng dụng phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân trạng thái rắn ss-NMR trên các hệ vật liệu microcompozit của polypropylen và chất độn dạng hạt với các tương tác pha khác nhau .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.