tailieunhanh - Lựa chọn luân lý trong thơ Đỗ Thành Đồng

Thơ Đỗ Thành Đồng thể hiện nỗi trăn trở thường trực về nhiều vấn đề luân lý, đạo đức của con người và xã hội đương đại. Bài viết này nghiên cứu thơ Đỗ Thành Đồng từ góc nhìn lựa chọn luân lý của Phê bình Luân lý học Văn học (文学伦理学批评 - Ethical Literary Criticism) để làm sáng tỏ các vấn đề trên. | LỰA CHỌN LUÂN LÝ TRONG THƠ ĐỖ THÀNH ĐỒNG NGUYỄN ANH DÂN Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Tóm tắt Thơ Đỗ Thành Đồng thể hiện nỗi trăn trở thường trực về nhiều vấn đề luân lý đạo đức của con người và xã hội đương đại. Những vần thơ đậm triết-lý-sự thức thời nhức nhối của anh đã lột tả được các nguy cơ luân lý hiện tồn - hệ quả của những va chạm truyền thống - hiện đại nguyên chất - lai căng mộc mạc - kệch cỡm đạo đức - phi luân Từ đó nhà thơ đã bộc lộ lựa chọn luân lý 伦理选择 - ethical choice của bản thân như trở về với truyền thống với văn hóa dân gian lẩn trốn và tìm cứu cánh trong tôn giáo các thế lực siêu nhiên. Dù tinh tế phát hiện mạnh dạn phơi bày dũng cảm phê phán những mặt tiêu cực của nhân sinh và thế sự nhưng chung quy lại Đỗ Thành Đồng vẫn thể hiện kiểu lựa chọn luân lý không triệt để không đi đến tận cùng của vấn đề. Dẫu vậy qua thơ Đỗ Thành Đồng đã soi tỏ vũng lầy đạo đức luân lý cảnh tỉnh con người trước vòng xoáy quay cuồng của cuộc sống đương đại. Bài viết này nghiên cứu thơ Đỗ Thành Đồng từ góc nhìn lựa chọn luân lý của Phê bình Luân lý học Văn học 文学伦理学批评 - Ethical Literary Criticism để làm sáng tỏ các vấn đề trên. Từ khóa Luân lý lựa chọn Đỗ Thành Đồng truyền thống folklore. 1. MỞ ĐẦU Đỗ Thành Đồng sinh năm 1964 tại Quảng Bình mê thơ và làm thơ từ sớm1 nhưng mãi đến năm 2010 mới xuất bản tập thơ đầu tay Cỏ vô danh NXB Thuận Hóa viết theo thể Đường luật. Sau đó anh lần lượt có thêm bốn tập nữa ở nhà xuất bản Hội nhà văn gồm Rác 2012 Rỗng 2014 Xác 2017 và Đá 2019 . Nếu lấy giải thưởng làm tiêu chí thơ Đỗ Thành Đồng không mấy nổi bật trừ Giải thưởng Lưu Trọng Lư của UBND tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2016. Sự đáng chú ý của nhà thơ này nằm ở bản thân nghiệp chữ đeo đuổi và gắn bó quá trình chuyển biến ý thức thơ hệ hình thơ từ thơ Đường luật sang thơ tự do thơ hậu hiện đại tính độc đáo của mỗi thi phẩm thi tập cấu tứ thơ cùng những triết-lý-sự thức thời và nhức nhối qua từng câu thơ. Hồ Thế Hà từng nhận định Đỗ Thành Đồng là nhà thơ của

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.