tailieunhanh - Về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh qua khảo sát thần tích Đệ tam tiên chúa được phụng thờ ở Nga Sơn và Nghĩa Hưng
Tiếp nối những nghiên cứu về lần giáng sinh thứ nhất ở Vỉ Nhuế, bài viết này lần đầu tiên công bố kết quả khảo sát điền dã về lần giáng sinh thứ ba ở Nga Sơn. Sau khi tổng hợp, giám định, và phân tích tư liệu văn bản thu thập được từ thực địa ở Thanh Hóa và Nam Định, bài viết đưa tới hai điểm mang tính lý luận như sau. Một là, đề xuất thuật ngữ “tổ hợp thần Liễu Hạnh” hay “hệ thần Liễu Hạnh”. Hai là, luận giải về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh. | Về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh qua khảo sát thần tích Đệ tam tiên chúa được phụng thờ ở Nga Sơn và Nghĩa Hưng Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017 15 VỀ KẾT CẤU KÉP Ở TRUNG TÂM CỦA TRUYỀN THUYẾT HỆ THẦN LIỄU HẠNH QUA KHẢO SÁT THẦN TÍCH ĐỆ TAM TIÊN CHÚA ĐƯỢC PHỤNG THỜ Ở NGA SƠN VÀ NGHĨA HƯNG Chu Xuân Giao* Tam thế luân hồi, vu Vỉ Nhuế vu Vân Cát vu Nga Sơn, ngũ bách dư niên quang thực lục. (Một vế trong câu đối dâng Phủ Tiên Hương vào năm 1853 của Tổng đốc Thanh Hóa Lê Hy Vĩnh; cũng được chép trong sách Cát thiên tam thế thực lục bản in khắc gỗ năm 1913). Sinh hóa suốt ba phen, trinh hiếu gương treo miền quận Bắc, Tinh thần năm trăm lẻ, anh linh bóng rọi chốn thành Nam. (Câu đối viết bằng chữ Nôm của Hội Đào Chi ở Huế khắc ở lăng mẫu Liễu Hạnh tại Phủ Giầy - vào năm 1938, khi hội hoàn tất việc xây dựng lăng. Tương truyền lăng mẫu có liên quan tới việc cầu tự của vua Bảo Đại triều Nguyễn). Lời mở: Đi về giữa hai miền Nga Sơn và Nghĩa Hưng Hai địa danh “Nga Sơn” (Thanh Hóa) và “Nghĩa Hưng” (Nam Định), trong các nghiên cứu mới gần đây, được chỉ ra là hai vùng đất cơ bản trong hệ thống truyền thuyết tam thế luân hồi (hay tam độ hóa sinh, tam thế giáng sinh) của Mẫu Liễu (Bà chúa Liễu Hạnh, chúa Liễu, công chúa Liễu Hạnh). Nghĩa Hưng 義興 là “phủ Nghĩa Hưng” thuộc trấn Sơn Nam (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay). Nga Sơn 峩山 là “huyện Nga Sơn” thuộc phủ Hà Trung tỉnh Thanh Hóa. Nghĩa Hưng ở vùng Sông Đáy, gắn với hai lần giáng sinh đầu trong truyền thuyết. Lần thứ nhất là xuống làng Vỉ Nhuế ở huyện Đại An (nay quen gọi là Phủ Nấp ở huyện Ý Yên). Lần thứ hai là xuống làng Vân Cát ở huyện Thiên Bản (nay quen gọi là Phủ Giầy/Dầy ở huyện Vụ Bản). Về mặt hành chính thì hai huyện Đại An và Thiên Bản vốn đều nằm trong cùng một phủ Nghĩa Hưng.(1) Nghĩa Hưng là một địa danh quen thuộc, thường xuất hiện trong dòng thơ quốc âm hay trong văn chầu liên quan đến sự tích Mẫu Liễu giáng trần,
đang nạp các trang xem trước