tailieunhanh - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến năng suất, chất lượng sắn
Vật liệu nghiên cứu là 2 giống sắn triển vọng KM414 và KM98-7 và các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, phân hữu cơ NTT. Đề tài được tiến hành trên 2 loại đất (đất gò đồi và đất bãi) tại 02 tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang trong năm 2012. | Nguyễn Viết Hƣng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 27 - 32 NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG SẮN Nguyễn Viết Hƣng*, Thái Thị Ngọc Trâm, Hoàng Kim Diệu, Hà Thái Nguyên, Vũ Anh Thu Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Vật liệu nghiên cứu là 2 giống sắn triển vọng KM414 và KM98-7 và các loại phân hữu cơ nhƣ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, phân hữu cơ NTT. Đề tài đƣợc tiến hành trên 2 loại đất (đất gò đồi và đất bãi) tại 02 tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang trong năm 2012. Bố trí theo phƣơng pháp ngẫu nhiên hoàn toàn mỗi công thức thí nghiệm 30m2. Mỗi công thức bao gồm 5 tấn phân hữu cơ + 120Kg N + 60 Kg P205 + 120 Kg K20/ha, đối chứng với công thức bón phân hữu cơ nhƣ nông dân (1 tấn phân chuồng). Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của một số loại phân hữu cơ nhƣ phân hữu cơ Sông Gianh, phân chuồng và phân hữu cơ NTT ở cùng một lƣợng là 5 tấn/ha cho thấy: Loại phân hữu cơ tốt nhất cho sắn là phân hữu cơ NTT cho năng suất củ tƣơi cao nhất (43,8 44,1 tấn/ha), lãi thuần cao nhất (52,66 - 53,2 triệu đồng/ha). Từ khóa: Phân chuồng, phân hữu cơ, phân vi sinh, sắn, cải tạo đất. ĐẶT VẤN ĐỀ* Sắn (Manihot esculenta Crantz) là loại cây lƣơng thực quan trọng thứ 3 trong nền nông nghiệp thế giới chỉ sau lúa gạo và lúa mì. Tại châu Phi, châu Á và Mỹ Latin, hàng triệu ngƣời sử dụng sắn nhƣ là nguồn lƣơng thực chủ yếu nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực. Đồng thời, sắn cũng là cây thức ăn gia súc, cây nhiên liệu sinh học, cây hàng hóa xuất khẩu quan trọng trên thế giới và Việt Nam. Tại Việt Nam, sắn là cây lƣơng thực có diện tích trồng và sản lƣợng lớn đứng hàng thứ ba sau lúa và ngô. Diện tích và năng suất sắn cũng tăng mạnh, từ hơn 277,4 ngàn ha với năng suất 8 tấn/ha (năm 1995) đến năm 2011 diện tích trồng sắn tăng gấp đôi là 560 ngàn ha, năng suất đạt 17,6 tấn/ha cao hơn 2,2 lần so với năm 1995. Năng suất sắn của Việt Nam hiện nay đứng khoảng thứ 10 trong số các quốc gia năng suất cao, tuy nhiên, năng suất 17,6
đang nạp các trang xem trước