tailieunhanh - Ảnh hưởng của loại phân hữu cơ đến sinh trưởng và năng suất giống chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) Ninh Thuận tại tỉnh Đồng Nai
Bài viết Ảnh hưởng của loại phân hữu cơ đến sinh trưởng và năng suất giống chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) Ninh Thuận tại tỉnh Đồng Nai trình bày: Nghiên cứu nhằm xác đinh được loại phân hữu cơ phù hợp cho canh tác cây Chùm ngây làm rau ăn lá theo hướng hữu cơ tại tỉnh Đồng Nai. Thí nghiệm được thực hiện trên nền đất xám phù sa cổ vad đất đỏ bazan trồng nhiều Chùm ngây của tỉnh Đồng Nai,. . | Lâm học ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI PHÂN HỮU CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG CHÙM NGÂY (Moringa oleifera Lam.) NINH THUẬN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI Mai Hải Châu Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm xác định được loại phân hữu cơ phù hợp cho canh tác cây Chùm ngây làm rau ăn lá theo hướng hữu cơ tại tỉnh Đồng Nai. Thí nghiệm được thực hiện trên nền đất xám phù sa cổ và đất đỏ bazan trồng nhiều Chùm ngây của tỉnh Đồng Nai. Giống sử dụng trong thí nghiệm là giống Chùm ngây Ninh Thuận. Các công thức thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split - plot với 3 lần lặp lại. Yếu tố lô chính tương ứng với 5 loại phân bón lá (Nutra Green; Rong biển VIF-One; VIF-One; VIF-Super và phun nước lã (đ/c)), yếu tố lô phụ là 5 loại phân hữu cơ bón rễ (phân bò; phân gà; phân hữu cơ Japon; phân hữu cơ Growmore và không bón (đ/c)). Kết quả nghiên cứu đã xác định: phân hữu cơ bón lá và phân hữu cơ bón rễ có ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất giống Chùm ngây Ninh Thuận. Sử dụng 6,625 lít/ha phân bón lá VIF-Super và 10 tấn/ha phân bón rễ Growmore cho năng suất đạt cao nhất trên cả hai nền đất nghiên cứu. Từ khóa: Chùm ngây, năng suất lá, phân hữu cơ. I. MỞ ĐẦU Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) là loài cây thuộc chi Moringa và họ Moringaceae, hiện đã được hơn 80 quốc gia trên thế giới sử dụng rộng rãi trong công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm, nước giải khát, dinh dưỡng và thực phẩm chức năng. Các quốc gia đang phát triển đã sử dụng Chùm ngây như dược liệu kỳ diệu chữa bệnh hiểm nghèo (Fahey, 2005). Lá Chùm ngây rất giàu dinh dưỡng, hiện được WHO và FAO xem như là giải pháp ưu việt cho các bà mẹ thiếu sữa và trẻ em suy dinh dưỡng, và là giải pháp lương thực cho thế giới thứ ba (Fuglie, 1999). Ở Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ lá Chùm ngây làm rau, sản xuất trà túi lọc, bột dinh dưỡng đang tăng cao, trong khi chưa có nguồn cung cấp với số lượng lớn, ổn định, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn GMP của Bộ Y tế. Các nghiên cứu cho thấy Chùm ngây là cây có .
đang nạp các trang xem trước