tailieunhanh - Suy ngẫm về chế độ khoa cử Trung Hoa nhân đọc Nho lâm Ngoại sử
Chưa có tác phẩm nào trong kho tàng văn học Trung Hoa lại diễn tả chân xác đến thế cuộc gian díu giằng co giữa Đạo và Thế cùng bi kịch thân phận sĩ nhân - kẻ sa chân giữa bãi lầy thi cử, mắc kẹt giữa giằng co đó. Phân tích nội hàm văn hóa cuốn tiểu thuyết này chính là một sự chuẩn bị cho việc nhìn nhận trở lại mối quan hệ văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam - một nước theo dùng Tống Nho và vận dụng khoa cử Trung Hoa trong hàng trăm năm. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 31, Số 3 (2015) 58-65 Suy ngẫm về chế độ khoa cử Trung Hoa nhân đọc Nho lâm Ngoại sử1 Lê Thời Tân* Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầy Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 7 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 8 năm 2015; chấp nhận đăng ngày 25 tháng 9 năm 2015 Tóm tắt: Tự sự Nho lâm Ngoại sử dồn người đọc đi đến chỗ nhận ra thực chất mối quan hệ giữa thế quyền và đạo thống - một mối quan hệ biểu hiện tập trung ra trên con người giai tầng sĩ nhân, hạng mà khoa cử đã biến thành động-vật-đi-thi. Chưa có tác phẩm nào trong kho tàng văn học Trung Hoa lại diễn tả chân xác đến thế cuộc gian díu giằng co giữa Đạo và Thế cùng bi kịch thân phận sĩ nhân - kẻ sa chân giữa bãi lầy thi cử, mắc kẹt giữa giằng co đó. Phân tích nội hàm văn hóa cuốn tiểu thuyết này chính là một sự chuẩn bị cho việc nhìn nhận trở lại mối quan hệ văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam - một nước theo dùng Tống Nho và vận dụng khoa cử Trung Hoa trong hàng trăm năm. Từ khóa: Sĩ nhân, thi cử, văn hóa, bi kịch. Các nghiên cứu lịch sử cho thấy,1 Trung Quốc dưới thời Tần mỗi quận đều đặt hai chức quan văn võ ngang quyền. Đến đời Hán bắt đầu chỉ dùng quan văn. Từ sau đời Hán, thiên hạ loạn lạc quyền thống trị các quận chuyển qua tay một võ quan do vương hầu tiến cử. Cải cách tổ chức hành chính của Đường Thái Tôn có một ý nghĩa quan trọng. Vị hoàng đế này đã dần dần phế trừ các võ quan này, thay thế bằng những sĩ nhân có học vấn và phẩm hạnh do chính ông chọn lựa. Chế độ tuyển dụng đề bạt đó đã bắt đầu từ thời Tùy. Qua đời Đường, Thái Tôn Đế vẫn tiếp tục sử dụng và hoàn thiện thêm bằng việc bắt đầu tổ chức khảo hạch. Đường Thái Tôn thiết lập khoa thi tiến sĩ trọng văn từ và khoa minh kinh trọng kinh sử. Bộ Lễ được trực tiếp quản lí việc thi cử. Những người thi đậu muốn ra làm quan còn qua kì khảo hạch của Bộ Lại (như Hàn Dũ sau khi đậu tiến sĩ ba lần không qua được khảo hạch ở Bộ Lại). Như vậy là kể từ Đường, chế độ khoa cử chính thức .
đang nạp các trang xem trước