tailieunhanh - Đào tạo nguồn nhân lực ngành ở Việt Nam-50 năm nhìn lại

Ở Việt Nam, trong 50 năm qua, kể từ khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng vào năm 1954, cùng với sự thay da, đổi thịt về mọi mặt của đất nước, sự nghiệp Thông tin - Thư viện (TT-TV) nói chung và sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực ngành TT-TV nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt. Chúng ta dễ dàng nhận thấy bức tranh toàn cảnh, sinh động về sự phát triển không ngừng của sự nghiệp đào tạo này trong những năm qua, đặc biệt từ những năm cuối của. | Đào tạo nguồn nhân lực ngành ở Việt Nam-50 năm nhìn lại Ở Việt Nam trong 50 năm qua kể từ khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng vào năm 1954 cùng với sự thay da đổi thịt về mọi mặt của đất nước sự nghiệp Thông tin - Thư viện TT-TV nói chung và sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực ngành TT-TV nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt. Chúng ta dễ dàng nhận thấy bức tranh toàn cảnh sinh động về sự phát triển không ngừng của sự nghiệp đào tạo này trong những năm qua đặc biệt từ những năm cuối của thế kỷ XX cho tới nay trong bối cảnh công nghệ thông tin CNTT viễn thông ngày càng phát triển mạnh mẽ và Việt Nam đang trên đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 1. Những thành tựu cơ bản trong đào tạo nguồn nhân lực ngành Thông tin - thư viện . Sự phát triển của hệ thống các cơ sở đào tạo Trước năm 1954 việc đào tạo công chức và phân bổ nguồn nhân lực cho hệ thống thư viện các nước Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng do Thư viện Trung ương Đông Dương Hà Nội nay là Thư viện Quốc gia Việt Nam - TVQG VN trực thuộc Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương phụ trách. Khoá học đầu tiên được bắt đầu từ năm 1931. Trong suốt 14 năm đào tạo nghiệp vụ thư viện từ 1931 đến tháng 3 1945 khi xảy ra cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp ở Đông Dương các cơ sở đào tạo không hề phát triển và mở rộng thêm mà vẫn chỉ có một cơ sở đào tạo duy nhất là Thư viện Trung ương Đông Dương Hà Nội. Sau Cách mạng Tháng Tám mặc dù bộn bề công việc của một Nhà nước còn non trẻ Chính phủ đã rất quan tâm đến sự nghiệp thư viện. Nhưng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các thư viện chưa kịp triển khai thì thực dân Pháp quay lại xâm lược 12 1946 . Cả nước phải tập trung cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Năm 1954 khi miền Bắc được giải phóng thực tế hoạt động của các thư viện đòi hỏi phải bổ sung một nguồn nhân lực để thực hiện nhiệm vụ mới của cách mạng. Một khó khăn đặt ra là sau gần 10 năm 1945 - 1954 việc đào tạo không được triển khai nên nguồn nhân lực thư viện tuy được tăng cường nhưng .