Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)

Nhằm khơi dậy lòng yêu nước, kêu gọi đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc, trong các sáng tác thơ ca của mình Phan Bội Châu thường xây dựng những nhân vật trữ tình đầy băn khoăn trăn trở vì trách nhiệm vì khát vọng làm người ở đời. Trong bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”, hình tượng nhân vật trữ tình hiện lên thật đẹp đẽ, hùng vĩ gắn với lý tưởng tự khẳng định mình và lòng yêu nước thiết tha:

“Làm trai phải lạ trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời

Trong khoảng trăm năm cần có tớ

Sau này muôn thuở há không ai

Non sông đã chết sống thêm nhục

Hiền thánh còn đâu học cũng hoài

Muốn vượt bể Đông theo cánh gió

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”.

Bài thơ nguyên văn làm bằng chữ Hán có tên “Xuất dương lưu biệt”. Như ta đã biết, sau khi vận động thành dập hội Duy Tân (1905) Phan Bội Châu tranh thủ viện trợ nước ngoài đào tạo cốt cán cho phong trào yêu nước. Bài thơ được làm trong buổi chia với các đồng chí của mình trước khi tác giả lên đường. Trên đây là bản dịch thơ của Tôn Quang Phiệt.

Nhân vật trữ tình trong bài thơ có một khát vọng lớn lao:

“Làm trai phải lạ trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời”.

Ý thức cá nhân của con người ấy thể hiện rất rõ. “Làm trai” tức là ý thức về trách nhiệm của thân phận “Chí nam nhi nam bắc đông tây”. “Làm trai phải lạ trên đời!”. “Phải lạ” là sao? “Phải lạ” là phải có điều gì khác hẳn, vượt lên hẳn mọi thứ tầm thường trên đời. Nói như Nguyễn Công Trứ thì đó là “Phải có danh, gì với núi sông”. Phan Bội Châu đã ghi dấu ấn với sống với núi bằng khát vọng xoay trời chuyển đất: “Há để càn khôn tự chuyển dời”. Không để đất trời tự vần xoay, phải chế ngự sự biến đổi ấy bằng những hành động, việc làm xứng đáng với thân nam nhi.

Khẳng định chí làm trai, tiến thêm một bước là khẳng định một cái “Tôi” kỳ vĩ:

“Trong khoảng trăm năm cần có tớ

Sau này muôn thuở há không ai”.

Lời nóị hùng khí ấy chỉ có thể thót lên từ một bậc anh hùng. Trong khoảng trăm năm của cuộc đời cần có ta gánh vác. Câu thơ khẳng định vai trò cá nhân đối với vận mệnh đất nước và cũng là thể hiện một cái “tôi” đầy trách nhiệm sẵn sàng gánh vác kế trăm năm nghiệp vuơng trên của cơ đồ xã tắc. Trong thời cuộc rối ren đầu thế kỷ XX, khi bao kẻ chỉ chăm chăm “nằm co” cho khuôn vừa thời thế, sự vùng vẫy của cái tôi kia thật đáng trân trọng.

Tin ở bản thân cái “tôi”, nhân vật trữ tình còn tin tương lai “sau này muôn thuở há không, ai”. Sau này nghìn năm lại không có ai lưu danh muôn thuở vì dân vì nước hay sao? Câu thơ có dáng dấp một câu hỏi nhưng cũng là một cảu khẳng định ắt sau này có người làm nên nghiệp lớn, lưu danh muôn thuở cứu dân cứu nước. Đó không là ta thì sẽ là một người hậu thế. Lời thơ bày tỏ niềm tin tưởng vào tương lai, đó giống như sự trao gửi lịch sử vào tay hậu thế.

Bàn về chí làm trai, bàn về cái “tôi” ở đời, nhà thơ đặt nhân vật trữ tình hoàn cảnh cụ thể của đất nước:

“Non sông đã chết sống thêm nhục

Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”.

Luận về lẽ sống chết ở đời để khẳng định, đề cao tư tưởng mới mẻ của nhân vật trữ tình. “Non sông đã chết sống thêm nhục”. Nếu như chí làm trai gắn số phận kẻ làm trai với trách nhiệm xoay trời chuyển đất thì nước nhà có sa cơ “đã chết” cái nhục thuộc về sự sống kẻ làm trai. Nhận trách nhiệm chung về mình, đó là biểu hiện cao độ của lòng tự trọng con người, ở đây lòng tự trọng được thể hiện ở nỗi đau mất nước, nỗi nhục quốc thể.

Đặc biệt, tư tưởng nhân vật trữ tình đôĩ với nghiệp bút nghiên là một tư - tưởng vô cùng mới mẻ “Hiền thánh học cũng hoài”. Tư tưởng ấy khẳng định: đạo Nho, chữ Nho, quan điểm nhà Nho (hiền thánh) đã không còn hợp thời hợp thế. Chúng không còn tác dụng thúc đẩy sự phát triển của dân tộc. Vậy, trong thời đại mới cần xếp bút nghiên nắm lấy vũ khí mà tranh đấu cho lòng tự tôn dân tộc, lòng tự trọng cá nhân. Tư tưởng ấy hết sức mới mẻ, táo bạo thoát ra khỏi lề lối sáo mòn gò ép của tư tưởng Nho gia thúc giục con người lên đường tranh đâu.

Vậy lên đường tranh đấu bằng cách nào?

“Muổn vượt biển Đông theo cánh gió

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”.

Hình tượng nhân vật trữ tình không còn hiện lên trong khuôn khổ những tư tưởng ý chí mà vụt hóa thành con người của hành động. Câu thơ khắc họa một cuộc tiễn đưa hào hùng của lịch sử. Hình ảnh tư thế người ra đi vô cùng lớn lao kỳ vĩ “vượt bể Đồng theo cánh gió” để “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”. Phải là “bể Đông” “cánh gió” mới xứng đáng với sự kỳ vĩ của ước mơ người anh ’hùng. “Muôn trùng sóng bạc” của quê hương tiễn đưa người anh hùng ra đi vì chí lớn. Bài thơ khép lại nhưng mở ra hy vọng cho tương lai đất nước dựa vào cuộc ra đi hào hùng của bậc anh hùng hào kiệt.

Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ hiện lên ở nhiều phương diện: tư tưởng khát vọng, hành động. Qua đó bộc lộ những qụan điểm mới mẻ, tiến bộ về nhân sinh quan. Bài thơ kết thúc ở hình ảnh người ra đi đẹp hào hùng gieo vào lòng người những đợi chờ hy vọng.

Hóa thân vào nhân vật trữ tình của bài thơ, Phan Bội Châu thể hiện khát vọng ý chí cá nhân làm nên nhiều biến động đổi thay trong lịch sử. nhà thơ, thơ là người và người cũng như thơ. Nhắc đến thơ để ta thêm muôn phần ngưỡng mộ con người, nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.

BÀI CÙNG NHÓM