Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăng-ghen)

Mác và Ăng-ghen, nhắc đến hai con người với rất nhiều những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nhân loại ấy người ta cũng nhớ ngay đến tình bạn vĩ đại của hai người. Tình bạn ấy, đến tận giờ phút chia lia cuối cùng cũng vẫn khiến người ta phải cảm phục và xúc động. Ngày Các Mác qua đời, Ăng-ghen đã đọc một bài điếu văn trước mộ của Mác, trong đó, ông đánh giá rất cao cống hiến to lớn của Mác và biểu lộ tình cảm tiếc thương của những người cộng sản trước tổn thất to lớn không thể vù đắp được này. “Ba công hiến vĩ đại của Các Mác” (Tên đề này do người biên soạn đặt), cũng thể hiện nghệ thuật lập luận chặt chẽ và đầy sức hấp dẫn, thuyết phục của nhà triết học, nhà cách mạng Đức Phi-đrích Ăng-ghen.

Các Mác là một nhà triết học và lý luận chính trị vĩ đại người Đức, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Sự ra đi của ông để lại nỗi tiếc thương vô hạn trong lòng nhân loại trong đó có một người bạn đặc biệt là Ăng-ghen. Tất cả tình yêu thương ấy cùng với tài năng của Ăng - ghen đã được đúc kết vào trong những lời điếu văn xót thương. “Ba công hiến vĩ đại của Các Mác” là một bài chính luận được viết trong hoàn cảnh đặc thù, gắn với một sự kiện đặc biệt và gắn với những con người có thật chứ không phải là những hình tượng hư cấu. Bài văn gồm bảy đoạn với kết cấu ba phần mạch lạc. Phần mở đầu cho thấy không gian, thời gian liên quan tới sự ra đi của Mác. Thời gian ra đi bình thường nhưng trong cái bình thường ấy lại là hình ảnh của một vĩ nhân (nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong những nhà tư tưởng hiện đại đã ngừng suy nghĩ). Ngay từ mở đầu, Ăng-ghen đã khẳng định vị trí và vai trò của Các Mác đồng thời tạo cho người đọc những ấn tượng sâu sắc, tiếc nuối về sự ra đi của một người có vai trò quan trọng đối với lịch sử nhân loại. Phần thứ hai, cũng là phần trọng tâm của bài, đề cập đến những công hiến to lớn của Mác. Những cống hiến này được sắp xếp theo trật tự tăng tiến với cách so sánh tầng bậc khẳng định những cống hiến của Mác là vĩ đại và có giá trị trong mọi thời đại. Phần thứ ba đề cập tới các giá trị tổng quát của những công hiến của Mác. Những cống hiến đó đều hướng vào mục tiêu chung là phục vụ nhân loại. Bài điếu văn kết thúc bằng một tiếng khóc bày tỏ tình cảm tiếc thương dưới hình thức một lời cầu nguyện: “Tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi!”. Đó vừa là một lời ai điếu nhưng cũng là một lời khẳng định một chân lý không bao giờ thay đổi. Thương tiếc, xót xa cho vị lãnh tụ, Ăng-ghen đồng thời nhân mạnh về ba cống hiến vĩ đại của Mác cho nhân loại và để khẳng định chúng, tác giả đã đưa ra một cách lập luận chặt chẽ với nghệ thuật so sánh theo hình thức tăng tiến đạt hiệu quả rất cao. Công hiến đầu tiên của Mác là “tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người” qua các thời kỳ lịch sử, mà bản chất của quy luật đó là cơ sở hạ tần (bao gồm tư liệu sản xuất, cách sản xuất tư liệu sản xuất, trình độ phát triển kinh tế...) quyết định kiến trúc hạ tầng của xã hội (bao gồm các hình thức, thể chế nhà nước, tôn giáo, văn học, nghệ thuật...). Đó là phát hiện hết sức mới mẻ, quan trọng đến mức vĩ đại. Nó làm đảo lộn và phá sản tất cả các cách giải thích về lịch sử xã hội trước đó và đương thời. Nó trở thành hạt nhấn của chủ nghĩa duy vật lịch sử, một trong những nền móng cơ bản của triết học Mác. Cách trình bày và đánh giá của Ăng-ghen giản dị, cơ bản và dễ hiểu, kết hợp so sánh tương đồng với bình luận. Nhờ cách so sánh được đặt từ cấp độ ngang bằng này, tác gải đã tạo ra sự đối sánh song song nhằm dụng ý nhấn mạnh (Giồng như Đác - uyn đã... (thì) Mác đã...). Đặc biệt sau vế thứ 2 là sự liệt kê không chỉ kết quả mà còn phân tích, chỉ ra ý nghĩa của kết quả ấy, tạo ra một sự trùng điệp có hiệu quả nghệ thuật rất cao. Tiếp theo sự so sánh tương đồng là so sánh vượt trội mà sự khẳng định được thể hiện ngay trong câu: “Nhưng không chỉ có thế thôi..”.. Cách lập luận không chỉ nêu luận điểm mà ngay sau đó đưa ra một sự chứng minh đầy sức thuyết phục: “Mác cũng tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do - phương thức đó đẻ ra”. Đó là quy luật về giá trị thặng dư. Tác giả cũng ngay sau đó chỉ ra ý nghĩa to lớn mà Mác phát hiện: đó là một áng sáng để đối lập lại bóng tối mà “các nhà phê bình xã hội chủ nghĩa đều mò mẫm”. Sự so sánh đó còn được nhấn mạnh nhiều lần ngay trong các đoạn tiếp theo. Với tư cách là một nhà khoa học thì những phát kiến của Mác là vô giá và tên tuổi của ông đã xứng đáng lưu vào sử sách. Nhưng nếu nhận thức về Mác mới chỉ dừng ở đó thì chưa thể thấy hết sự vĩ đại của Mác cũng như sự xót thương của Ăng-ghen đốì với Mác cần phải hiểu thêm Mác từ hai phương điện: con người của phát minh, khám phá và con người của hoạt động thực tiễn. Giữa hai con người ấy có mốì quan hệ nhân quả hết sức chặt chẽ Không chỉ là một nhà bác học một nhà tư tưởng vĩ đại, Mác còn là nhà cách mạng suốt đời đấu tranh để phổ biến, tuyên truyền và thực hiện tư tưởng của mình, ông luôn quan niệm: “Hạnh phúc là đấu tranh” (vì sự nghiệp giải phóng vô sản toàn thế giới, vì hạnh phúc của nhân loại). Hạnh phúc là làm cho người khác hạnh phúc, càng nhiều người hạnh phúc thì cá nhân ông cũng càng cảm thấy hạnh phúc. Và đó mới là công hiến vĩ đại nhất của Mác, là công hiến đưa ông lên tầm của một vĩ nhân của mọi thời đại.

Ở đây, Mác được so sánh với các vĩ nhân khác cùng thời đại, với những thành tự khoa học của thời đại đó. Đây không phải là một sự so sánh tầm thường mà là một sự so sánh đặc biệt: so sánh với những tinh hoa cùng thời đại, so sánh với những phát minh cống hiến quan trọng mà không phải ai cũng làm được và không phải đã có từ thời đại trước. Những con người cũng như những thành quả được so sánh tạo nên tầm vóc con người, tạo ra đỉnh cao của thời đại. Cho nên, cách so sánh ở đây cũng rất đặc biệt: Mác được so sánh với các đỉnh cao cùng thời và Mác không dừng ở vị trí đỉnh cao của nhân loại mà còn vượt qua những đỉnh cao ấy. Bản thân Mác, do đó, trở thành đỉnh cao của mọi đỉnh cao, trở thành vĩ nhân của mọi vĩ nhân, trở thành “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại”. Đây cũng chính là hiệu quả nghệ thuật của biện pháp kết cấu tầng bậc, kết hợp so sánh tạo ra. Những công hiến của Mác được sắp xếp theo trật tự tăng tiến, công hiến sau lớn hơn cống hiến trước, mặc dù chỉ có được một trong những công hiến đó cũng đủ để họ trở thành vĩ nhân rồi. Bài điếu văn đề cao hình ảnh của Các Mác nhưng tác giả không nói nhiều đến cái chết và đây là một khía cạnh độc đáo: nhân mạnh ý nghĩa của sự sống, ý nghĩa của cuộc đời Mác và sự bất tử của những đóng góp sáng tạo mà Mác đã cống hiến cho nhân loại. Bài điếu văn không bi lụy, sướt mướt nhưng vẫn đem lại cho người ta cảm giác xót thương sâu sắc vì từ chính những tình cảm của Ăng-ghen đô'i với Mác và từ chính những công hiến vĩ đại của Mác. Qua đó, ta cũng hiểu thêm về tài năng, nhân cách và tình cảm tốt đẹp của Ăng-ghen, một nhà cách mạng, một bậc thiên tài.

Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, kết hợp với biện pháp so sánh tăng tiến, Ăng-ghen đã giúp cho chúng ta nhận thức sâu sắc những công hiến vĩ đại của Mác đối với nhân loại. Bài điếu văn mang đến cho người đọc những tình cảm tốt đẹp về hai bậc thiên tài, hai vĩ nhân của thời đại và tình bạn nổi tiếng của họ Các mác và Phri-đrích Ăng-ghen.

BÀI CÙNG NHÓM