Tuốt gươm không chịu sống quỳ
Tuổi xanh chẳng tiếc sá chi bạc đầu
Lớp cha trước lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành.
(Tiếng hát sang xuân - Tố Hữu)
Vần thơ ấy gợi nhớ trong lòng ta - thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời đánh Mĩ. Giữa những tháng năm điêu tàn trong khói lửa, nhân dân ta phải tắm trong bể máu tội ác của kẻ thù, Chiến hiện lên đúng như hình tượng người phụ nữ miền Nam anh dũng, kiên cường trong kháng chiến. Người phụ nữ đã xuất sắc được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng tám chữ vàng: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Nam Bộ chính là miền đất điển hình của những người phụ nữ ấy mà trong tác phẩm của mình Nguyễn Thi đã ca ngợi như: “Chị út Tịch” trong tác phâm Người mẹ cam Sling... Có thẻ nói Nguyễn Thi là một trong những nhà văn thành công nhất khi viết về hình tượng người phụ nữ Nam Bộ “giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong cuộc kháng chiến chống Mĩ anh dũng, kiên cường trước ké thù, nhân hậu đảm đang trong gia đình. Nhân vật Chiến cũng vậy, ba má đều chết trong chiến tranh. Chiến đã thay má nuôi nấng và dạy dỗ các em không những vậy Chiến còn tham gia du kích từ khi còn nhò, hăng hái tòng quân giết giặc.
Cũng như nhân vật Việt, Chiến sinh ra và lớn lên trong mối thù nhà, nợ nước: ông nội, ba má đều chết trong chiến tranh. Ba của Chiến bị kẻ thù chặt đầu, má Chiến đã mang rổ đi đòi đầu chồng. Chính bà cũng chết khi đi lấy đầu đạn làm thuốc súng cho du kích. Một hoàn cảnh éo le, bất hạnh Chiến phải thay ba má trông nom các em. Chính trong cái hoàn cảnh này càng hun đúc thêm tinh thần cách mạng, lòng căm thù giặc của Chiến cũng vì thế mà tính cách điển hình cùa người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam Bộ nói riêng càng ăn sâu vào trong tiềm thức của Chiến.
Trong truyện ngắn Nguyễn Thi đã xây dựng nhân vật Chiến có tính cách trẻ con. được thể hiện như tranh đi bộ đội với em, tranh bắt ếch nhưng Chiến không chỉ giỏi việc nước, là một nữ du kích có tiếng mà còn đảm đang việc nhà. Chiến cùng một lúc đã vừa làm ba, vừa làm má để chăm lo, lấp đầy khoảng trống ấy cho các em. Trong truyện ngắn, nhân vật Chiến hiện lên với vóc dáng của một con người lao động hai bắp tay tròn vo xạm màu đò cháy nắng. Ở Chiến có nét gì đó giống người mẹ của cô. Đã ba lần Việt thấy chị Chiến giống mẹ, giống ở điệu bộ, cử chỉ, lời nói cách lo liệu công việc, chính Chiến cũng cảm giác hòa vào với mẹ. Theo lời chú Năm, Chiến không khác mẹ một chút nào. Chiến có đức tính kiên trì, chịu khó, chỉ nội một việc bỏ ăn để ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình suốt từ trưa cho tới lúc trời chạng vạng đã đủ chứng tỏ điều đó. Cô cũng thừa hưởng ờ mẹ đức tính gan góc. Trong ngày tòng quân, cô nói với em: Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à! Ở Chiến, khả năng vun vén, thu xếp gia đình cũng thể hiện rất rõ. Trước khi cùng em đi bộ đội, mọi chuyện nhà đã được cô xếp đặt đâu vào đó, tỉ mỉ, chu đáo, nói nghe thiệt gọn khiến cho chú Năm cũng phải có chút sững sờ. nhìn hai cháu thiệt lâu rồi nói: Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non. Con nít chúng bây kì đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước. Câu nói của chú Năm thể hiện sự yên tâm của thế hệ trước đối với lớp người sau. Rõ ràng, họ đã trưởng thành, có thể gánh vác được những việc lớn của đất nước. Còn nữa. trước khi tòng quân, Chiến còn lo lắng, thu xếp việc gia đình, Chiến nói với Việt: năm công ruộng hồi trước mẩy chú cấp cho ba má, giờ mình đi mình trao lại chi bộ đặng chia cho cô bác khác mần, nghen? Có ai đời bàn thờ cũng mang đi gửi? Ấy vậy mà trong truyện ngắn này Nguyễn Thi đã đẩy cái cùng cực, tội ác của lũ cướp nước lên đến đỉnh điểm khi để hai chị em Chiến đem gửi chú Năm bàn thờ của ba má.
Chiến tham gia du kích từ khi còn nhỏ. mọi công lao đều có thể nhường cho em nhưng cương quyết tranh đi tòng quân với em không phải là vì Chiến sợ em đi sẽ cướp hết công của mình mà Chiến biết, Chiến ý thức được sự tàn khốc của chiến tranh và hơn hết là tình thương dành cho em. Chiến sợ súng đạn vô tình, sợ nguy hiểm đến với Việt, lại một lần nữa đức tính tốt đẹp của người phụ nữ được nâng lên.
Quả thật Chiến là một người lính - nữ chiến sĩ chững chạc trong khi vẫn mang nét ngây thơ trong sáng của một cô bé vừa đen tuổi thành niên. Chiến đại diện cho sức trẻ tiến công thể hiện sự trưởng thành thanh niên của thời kì chống Mĩ vượt lên chính mình để đảm nhận sứ mệnh cao cả của dân tộc đã giao phó. Trong danh sách gia đình ấy Chiến là khúc sông vươn xa nhất.
Như vậy có thể thấy được truyện ngắn Những đứa con trong gia đình đã góp thêm một phẩm chất, một tích cách đặc biệt cá tính, ấn tượng nhưng cũng bất khuất kiên trung vào tâm gương những anh hùng chiến sĩ cộng sản. Đặc biệt là người dân Nam Bộ chổng Mĩ và cụ thê ờ đây là nhân vật Chiến. Hiện lên thật bình dị. Chiến đã để lại nhiều xúc cảm trong lòng bạn đọc. Cô có một trái tim nồng nàn yêu thương quê hương gia đình và xuất phát từ tình yêu thương ây đi đến lí tưởng cao đẹp đó là giải phóng đất nước. Hình ảnh với tính cách đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam Bộ nói riêng Đàm việc nước, giỏi việc nhà. Chính những con người bình thường ấy đã góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Đồng thời qua tác phẩm ta thấy rõ được tài năng xây dựng nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thi.