Người với người là bạn. Sống trong xã hội, trong mối quan hệ cộng đồng, mỗi một thành viên, mỗi một con người cần phải biết chan hòa, quan tâm đến lợi ích của nhau, của người khác, muốn vậy phải có lòng vị tha
Vậy vị tha nghĩa là gì?
Vị tha: có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác, có thể vì người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân mình(Từ điển tiếng Việt- Hoàng Phê chủ biên)
Học giả Lâm Ngữ Đường, trong cuốn "Tinh hoa xử thế"lại viết:"Vị có nghĩa là vì, tha có nghĩa là sự thông cảm, tha thứ.Vị tha có nghĩa là vì người mà tha thứ (Nguyễn Hiến Lê dịch)
Vị tha là một đức tính cao quý. Người có lòng vị tha là người đức độ, rất nhân ái và cao thượng. Vị tha gần nghĩa với độ lượng, bao dung, coi trọng tình người, lúc nào cũng đặt tình người lên trên hết, trước hết.
Tại sao phải vị tha, rèn luyện và bồi dưỡng lòng vị tha? Trong xã hội, trong cuộc sống hàng ngày, ai có thể toàn thiện toàn mĩ, trở thành siêu nhân, thánh nhân? Ai cũng có thể mắc lỗi lầm, khuyết điểm. Điều cần biết và nên biết là phải phục thiện, quyết tâm sửa chữa lỗi lầm, khuyết điểm để xây dựng nhân cách ngày một tốt đẹp hơn. Trước lỗi lầm, khuyết điểm của đồng loại, ta cần có thái độ như thế nào? Có người vì vội vàng, nôn nóng, vô tình, vô ý mà mắc lầm lỗi. Có người do nhận thức hạn chế, do sự hiểu biết đơn sơ mà mắc thiếu sót. Có người vì tham lam, vụ lợi, thậm chí “ăn ” phải quả lừa mà mang tiếng xấu,... Trước những hiện tượng ấy, chúng ta cần tìm rõ nguyên nhân, phân biệt đúng sai, để có cách ứng xử hợp tình hợp lí. Cảm thông, bao dung độ lượng trước những lầm lỗi của người khác, chính là đem đến cho “bệnh nhân “ một viên thuốc, một chén thuốc công hiệu. Trẻ em, số đông đều chăm ngoan, lễ phép, học giỏi, nhưng cũng có một số ít “cứng đầu, cứng cổ’\ mất nết, vô lễ, lười học,... Có vị phụ huynh dùng roi vọt, mắng chửi. Có vị lại nhẹ nhàng khuyên bảo, lấy tình thương mà săn sóc, dạy dỗ. Lòng vị tha, sự yêu thương, chăm lo dạy bảo của ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo mới có thể làm cho những đứa trẻ “cá biệt “ thành con ngoan, trò giỏi được.
Bạo lực học đường gia tăng trong những năm gần đây. Riêng năm học 2009- 2010, các trường học trong cá nước đã có khoảng 800 trường hợp học sinh đánh nhau" (Báo Gia đình và Xã hội - số 60, ngày 19.5.2010), Nhiều vụ đau dớn, thương tâm. Chỉ một cái nhìn vô ý, một va quệt nhỏ... cũng bị “bạn học" đánh dã man! Nếu sống có tình người, giàu lòng vị tha, chắc không có những chuyện đáng chê ấy xảy ra trong trường học!
Một lái xe bị kết án ba năm tù. Nạn nhân là một cụ già 70 tuổi đã xin tòa tha, vì “anh ta còn ba dứa con nhỏ và người vợ ốm đau... “. Một thanh niên nông dân ở Mỹ Hào, Hưng Yên bị “cò xuất khẩu lao dộng “ lừa mà bị trắng tay, mắc nợ 12 triệu đồng. Anh ta định ăn bả chuột tự tử. Nhưng các chủ nợ đã an ủi, đã cảm thông; nợ cũ không đòi mà còn chung nhau, kẻ ít người nhiều cho anh ta vay mua “một con xe“ lên Hà Nội làm nghề “xe ôm“. Trước giao thừa năm Canh Dần, anh ta đã nói với người viết những dòng này: “Họ tốt quái Họ chẳng giàu có gì. Họ đã cứu sống em, cứu sống vợ con em, bác ạ.. Xung quanh ta có biết bao người giàu lòng vị tha. Chỉ một nụ cười, một lời nói an ủi, một cử chi, một hành động cảm thông, san sẻ,... họ đã để lại trong lòng nhiều người một ấn tượng tốt dẹp.
Lòng vị tha như làn gió mát, như mưa rào giữa ngày nắng hạ oi nồng. Lòng vị tha có sức mạnh cảm hóa to lớn, gắn kết, hòa hợp con người trong tình yêu thương. Lòng vị tha đã nhân đạo hóa con người. Tình gia dinh, tình bằng hữu, tình láng giềng, tình đồng nghiệp,... sẽ trở thành bài ca thân ái, đem đến cho mỗi thành viên niềm tin yêu, niềm vui hạnh phúc.
Trong xã hội có người tốt, kẻ xấu. Kẻ xấu thì chỉ đố kị, ghét ghen, tìm mọi mưu ma chước quỷ hãm hại người, thu vén tiền bạc, địa vị, họ lợi dụng “vũ khí" phê bình dồn bất cứ ai vào chân tường. Đối với những kẻ ấy, lòng vị tha chỉ là chuyện xa vời, vô nghĩa!
Trong bài này, tôi cũng không bàn về lòng vị tha trong mối quan hệ thù địch, thù nghịch. Tôi chỉ xin dẫn ra đây một đoạn trong “Bình Ngô đại cạo ” của Nguyễn Trãi viết năm 1428, sau cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh xâm lược hoàn toàn thắng lợi. Ta đã biết quân “cuồng Minh " đã “dối trời, lừa dân đủ muôn nghìn kế", đã từng “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ". Nhưng khi chiến thắng, Lê Lợi và nhân dân ta đã hành xử một cách vô cùng cao thượng:
“Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp;
Tướng giục bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng;
Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh.
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc;
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa,
về đến nước mà vẫn tim đập chân run
Họ đã tham sống sợ chết, mà hòa hiếu thực lòng;
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức"...
Cách hành xứ đó của tổ tiên, ông cha chúng ta không chỉ là vị tha mà còn cao đẹp hơn, đó là nhân đạo, nhân nghĩa.
Lòng vị tha giúp cho con người cảm thấy thương mến nhau, quý trọng nhau nhiều hơn, biết tha thứ, độ lượng, bao dung. “Đánh người chạy đi, ai đánh người chay lại", “Mơ lòng lượng cả bao dong/ Khiến cho thiên hạ đem lòng kính yêu " là những câu tục ngữ nói về vị tha, những bài học vô giá đã thấm sâu vào lòng người.
Sống là phải biết gạn đục khơi trong, làm cho nhân cách mỗi ngày một hoàn thiện, tình người ngày một thêm thắm thiết. Xây dựng con người mới, xây dựng gia đình văn hóa, lòng vị tha cần được xem trọng hơn bao giờ hết.