Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Hầu trời”

Trên tạo đàn văn học Việt Nam, Tản Đà xuất hiện như một ngôi sao lạ. Đó là một ngôi sao muốn khẳng định sức toả sáng và rực rỡ của mình trong bầu trời thơ ca đầu thế kỉ XX. Một “cái tôi” phóng khoáng và lãng mạn trong thơ ông đã thổi bùng lên luồng gió mới mẻ trong thi ca. Với bài thơ “Hầu trời”, Tản Đà đã mang đến một nguồn sinh khí mới thổi phồng những ước mơ được vươn lên cao, vươn xạ hơn, thoát khỏi vòng giam hãm nặng nề của chế độ thực dân phong kiến đương thời. Bài thơ hấp dẫn người đọc ngay từ tên đề, với một ý tưởng thật đặc biệt: Hầu trời.

Bài thơ mang đến cho người đọc những ấn tượng và cảm nhận đặc biệt thú vị về một ý tưởng hoàn toàn mới lạ và cũng hết sức ngông nghênh. Với tài năng nghệ thuật của mình, Tản Đà đã đưa người đọc vào một cuộc hành trình lên đến... tận trời để tham gia vào một buổi ”đọc văn”có một không hai. Xưa nay, trời vẫn luôn là một lực lượng siêu nhiên, tồn tại bên ngoài con người vậy mà Tản Đà lại viết về câu chuyện lạ lùng ấy trong một cảm giác vừa hư, vừa thực như kích thích sự chú ý của người đọc. Chuyện hầu trời được dẫn dắt bịa mà như thật: Một đêm trăng sáng, thi nhân nằm buồn nhìn trăng mà ngẫm ngợi cho vui, vô tình “làm trời mất ngủ” và vì vậy mà nhà thơ phải “đền” cho trời bằng việc đọc thơ của mình cho trời nghe. Chuyện lên trời ”tày đình” nhưng nghe lại đơn giản và thú vị như chuyện, của những con người dưới hạ giới đến thăm nhau, mà nhà thơ, dù là người dưới trần nhưng không vì thế mà đánh mất đi của mình tư thế ngạo nghễ.

"Chơi văn ngâm chán lại chơi trăng

Ra sân cùng bóng chơi tung tăng

Trên trời bỗng thấy hai cô xuống

Miệng cười mùm mỉn cùng nói rằng:

- ”Trời nghe hạ giới ai ngâm nga

Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà

Làm Trời mất ngủ trời đang mắng

Có hay lên đọc, Trời nghe qua”

Nhà thơ được đưa lên trời đọc hầu văn với tư thế hoàn toàn bị động nhưng nhờ cái ngông và sự tự tin vào tài năng của mình mà nhanh chóng lấy lại được tư thế chủ động. ”Dạ bẩm lạy Trời, con xin đọc”. Và rồi, tất nhiên, tài năng đó đã chinh phục được nhà Trời. Lẽ ra đã có thể bị trách phạt vì tội làm kinh động đến Trời nhưng mọi thứ lại đảo ngược: Nhà Trời không chỉ không trách phạt ma còn bị lôi cuốn bởi những áng văn của tác giả, vỗ tay tán thưởng nhiệt tình và thậm chí còn ”đặt hàng” để nhà thơ gánh văn lên bán ”chợ Trời”. Dù chỉ là sự miêu tả lại một giấc mơ nhưng những cảnh diễn ra trong giấc mơ ấy ở trên trời thể hiện cái ngông đầy ấn tượng của Tản Đà. Ngông đến mức đi lên trời mà cứ ung dung, thản nhiên và có phần ngạo nghễ, lại dám vẽ ra cảnh trời tiếp đón mình rất ân cần. Thiên đình giờ đây với nhà thơ cũng thân thuộc và gần gũi như hạ giới mà thôi. Đến lúc hầu trời nghe văn của mình thì lại càng ngông. Nhà thơ đã không ngần ngại khoe văn mình, khoe về mình, nhưng đó là một cách khoe khéo léo và đẩy tài năng: Văn hay đến mức làm cho tất cả những người cỏ mặt trên thiên đình từ ông Trời, Hằng Nga, Chức Nữ, Song Thành, Tiểu Ngọc... đều phải công nhận và trầm trồ tán thưởng:

”Văn dài hơi tốt ran cung mây

Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay

Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi Hằng Nga,

Chức Nữ cau đôi mày

Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng

Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay”

Thậm chí nhà thơ còn nhận được những lời khen ngợi trực tiếp từ chính Trời, những lời khen khiến bất cứ ai cũng phải cảm thấy hãnh diện:

Trời lại phê cho: ”Văn thật tuyệt Văn trần được thế chắc có ít

Nhời văn chau chuốt đẹp như sao băng

Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!

Êm như gió thoảng, tinh như sương!

Đầm như mưa xa, lạnh như tuyết”

Những lời đánh giá đó cũng có sức mạnh như lời thơ mà Nguyễn Du đã dùng để miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều:

’’Trông như tiếng hạc bay qua

Đục như tiếng suối mới xa nửa vời

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài

Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”

Mượn “bút phê” của Trời, Tản Đà đã khẳng định cái tôi cá nhân của mình với tư cách là một tài năng xuất chúng, được thừa nhận ở tận cõi linh thiêng, có sức mạnh tối cao. Tài năng như thế hỏi sao những người được nghe không bị cuốn hút. Và văn chương hạ giới chợt biến thành một thứ hàng đắt giá để “Anh gánh lên đây bán chợ Trời”. Bi kịch và nỗi đau đớn bởi sự “ế ẩm” của văn chương nơi hạ giới lại được nhà thơ giải tỏa bằng tiếng cười sảng khoái khi chinh phục được các vị “khách hàng” nơi thiên đình. Bên cạnh những vần thơ ngông nghênh, người ta vẫn cảm nhận được sâu sắc nỗi đau xót trong bi kịch thời đại ”văn chương hạ giới rẻ như bèo”. Tản Đà không nói nhiều về điều này, ông chỉ kể ra cái khó khăn của mình nhưng qua đó người ta cũng hiểu được một cách sâu sắc những bi kịch chung của những người nghệ sĩ trong thời đại ông. Tác phẩm vì thế ít nhiều cũng nằm trong mạch văn thể hiện tư tưởng thoát li của tác giả. Dường như sự cô đơn, không thể tìm thấy nỗi niềm đồng cảm đã khiến ông không còn cách nào khác là phải tạo ra một thế giới riêng cho mình để trốn đời, tìm mộng. Nhưng ngay cả khi nói về cái trớ trêu trong đời văn của mình thì phong cách ngông nghênh cũng không vì thế mà giảm sút đi phần nào. Tự coi mình là một vị ’’trích tiên” vì tội ngông mà bị đày xuống hạ giới. Là đày nhưng lai để thực hiện một sứ mệnh quan trọng, ”là việc thiên lương của nhân loại / Cho con xuống thuật cùng đời hay”. Đó là sứ mệnh làm cho thiên lương được hưng thịnh ở hạ giới mà tỏng nhiều tác phẩm, Tản Đà vẫn tự nhận là người được Trời trao cho nhiệm vụ (Hai chữ ’’thiên lương” thằng Hiếu nhớ / Dám xin không phụ trời trông mong”. Và chính bởi vì Trời phục tài năng và nhân cách của Tản Đà nên mới giao cho nhà thơ dùng chính tài năng và nhân cách ấy mà chấn hưng lại cái thiên lương đang ngày càng mai một của xã hội thời bấy giờ. Mơ m'à lại là tỉnh. Mượn chuyện mơ để nói được lòng mình cùng với biết bao câu chuyện tỉnh của cuộc đời, quả thực Tản Đà đã rất ngông nghênh và tài tình!

Hoài Thanh, trong ”Thi nhân Việt Nam”, đã trân trọng đặt Tản Đà vào vị trí đầu tiên, là con người của hai thế kỉ, có vai trò như chiếc gạch nối của hai nền vàn học trung đại và hiện đại. Đọc ”Hầu trời”, người ta không chỉ bị ấn tượng bởi cái. tôi ngông nghênh trong giấc mơ hầu trời mà còn bởi những dấu vết hiện đại thường xuất hiện trong thơ ông. Bài thơ với thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, không bị ảnh hưởng bởi khuông mẫu, kết cấu nào khiến nguồn cảm xúc được phơi bày một cách tự nhiên và tràn đầy cảm xúc, là lời kể, lời tâm sự của một người về giấc mơ mà mình gặp. Với ngôn ngữ thơ chọn lọc, gợi cảm, không cách điệu, rất gần với đời sống hàng ngày và cách kể chuyện hóm hĩnh, có duyên, lôi cuốn người đọc, tác giả hiện lên trong bài thơ với tư cách người kể chuyện đồng thời là nhân vật chính. Cảm xúc được thể hiện tự do, phóng khoáng và không hề bị gò ép khiên cho Tản Đà đã tìm ra được hướng đi đúng đắn để tự khẳng định mình giữa lúc thơ phú nhà nho đang đi dần tới dấu chấm hết.

”Hầu trời” là một bài thơ hết sức độc đáo. Tác phẩm ấn tượng ngay từ tên đề với ý tưởng lên hầu văn cho trời; ấn tượng với cảnh hầu văn trên trời, với cái tôi ngông nghênh ngạo nghễ, không ngần ngại khẳng định tài năng của mình cũng như lên tiếng về những bi kịch thời đại do xã hội đó tạo nên... Nó làm ta thêm yêu quí và trân trọng một tài năng, một nhân cách Tản Đà - người ”đã dạo những bản nhạc mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kì đang sắp sửa”...

BÀI CÙNG NHÓM