Văn học nghệ thuật luôn luôn có thiên chức cao cả là hướng về con người, phục vụ con người. Vì thế, mỗi nhà văn khi cầm bút đều phải có ý thức xem mình sẽ và đang viết cho ai, viết cái gì, viết như thế nào. Bên cạnh đó, họ còn phải sáng tạo một cách có nghệ thuật. Nhưng nghệ thuật là gì? Phải chăng “Nói nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả. Đã nói đẹp là nói cao cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người, nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả”. (Nguyễn Đình Thi - Câu chuyện xung quanh việc sáng tác nghệ thuật - Nghiên cứu nghệ thuật số 1/1982).
Ý kiến trên của Nguvễn Đình Thi đáng được chúng ta ghi nhận. “Nói nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn ”. Nghệ thuật là cách cảm, cách nghĩ, cách viết có dụng ý của nhà văn. Làm văn đồng thời với việc làm nghệ thuật và phải “nói đến sự cao cả của tâm hồn ”. Đối tượng của văn học là con người, vậy văn học chân chính trước hết hãy hướng tới con người. Hướng như thế nào? Điều này càng đáng bàn hơn. Nguyền Đình Thi nói đến “sự cao cả của tâm hồn ”. Sự cao cả không phải sự thấp hèn, cao cả và thấp hèn là hai khái niệm luôn đối lập nhau. Nói đến sự cao cả của tâm hồn là ta đề cập đến những gì tinh tuý và Người nhất trong mỗi con người. Cũng có nghĩa là ta hiểu cái đẹp. “Đẹp tức là một cái gì cao cả. đã nói đẹp là nói cao cả”. Cái đẹp đồng nhất cái cao cả. Và ta hiểu một cách sơ lược nhất rằng cái đẹp ắt không phải là cái xấu; cái đẹp là cái hoàn thiện, là nét dáng đáng yêu, đáng tồn thờ, tức là cái “cao cả”. Tuy vậy, ta không nên hiểu cái đẹp, cái cao cả một cách thuần túy, phải biết một cách thấu đáo rằng: “Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người, nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả”. Thế đấy, nhà văn có thể tả cái xấu, cái tồi tệ và đáng ghê sợ, như một tên giết người chẳng hạn, nhưng cái quan trọng hơn hết vẫn là “cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả”.
Trong một ý kiến ngắn, nhà văn Nguyễn Đình Thi sử dựng tới hồn từ “cao cả". Sự “cao cả" trong văn chương là một vấn đề bức xúc nhất luôn đặt ra trước mắt những người cầm bút. Nhà văn là lương tâm của thời đại. Trước hết, để làm nghệ thuật, để hướng tới sự cao cả của tâm hồn thì nhà văn phải sống cao cá, phải sống đẹp. Nam Cao, nhà văn lớn của chúng ta đã từng tâm niệm “song đã rồi hãy viết". Cha ông có câu “Nhân chi sơ, tính bản thiện" (con người từ khi mới sinh ra đã có bản chất lương thiện). Do đó cây bút có tâm huyết đã viết về cái thiện, cái cao cả trong thâm sâu tâm linh của con người.
Mỗi con người là một “tiêu vũ trụ" (triết học phương Đông). Để hiểu được “tiểu vũ trụ " ấy đâu phải dễ. nhà văn phải lặn lội trong trường đời, phải thứ hút nhiều lần mới khai thác được điểu bí ẩn trong tâm hồn người. Họ tìm tòi, khám phá từng cử chỉ, hành động, lời nói của con người bằng cây bút sắc sảo thì mới có thế hiểu được hồn người. Có nhà văn đã nói điều mà văn học nghệ thuật hướng tới là cuộc sống, con người cộng với tư duy nghệ thuật cao.
Trong nền văn học của chúng ta. một trong những con người suốt đời phấn đấu không mệt mỏi cho nghệ thuật là nhà văn Nam Cao. Xuyên suốt các tác phẩm của Nam Cao là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật một cách tài tình sắc sảo. Những truyện ngắn trước cách mạng của ông phần lớn đi sâu vào đời sống tâm linh của lớp người nghèo khổ. nhiều bi kịch. Đó là những đứa trẻ thơ, những người nông dân và những trí thức tiếểu tư sản luôn bị cái đói. cái rét và bệnh tật giày vò, níu kéo. Ta không quên được hình ảnh cái Tí trong truyện Một đám cưới (Nam Cao) tần tảo sớm hôm giúp ba mẹ và các em, nó đã khóc khi buộc phải đi lấy chồng để bớt một miếng ăn cho gia đình. Lòng thương cha, thương các em của cái Tí không thể diễn tả bằng lời, chỉ lẳng lặng qua dòng nước mắt chua chát tủi hờn lặn vào trong. Điều đáng quý ở đây là Nam Cao không coi đó là giọt nước mắt trẻ con. Hơn ai hết nhà văn đã hạ bút viết một câu bất hủ “Người ta chỉ xấu xa hư hỏng trước đôi mắt rảo hoành của phường ích kỉ. Và nước mắt là miếng kính biến hình vũ trụ" (Nước mắt). Nhiều khi ngòi bút sắc nhọn có vẻ rất lạnh lùng của Nam Cao khơi đến tận nguồn lạch của hồn người, cho bạn đọc thấy một bi kịch tinh thần dai dẳng của văn sĩ lộ (trong Đời thừa) một khát vọng hoàn lương của Chí Phèo (Chỉ Phèo) và một sự chờ đợi mong nhớ con khác khoái của lào Hạc (Lão Học). Mỗi nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao đều ẩn chứa một thế giới tâm hồn riêng không lẫn với bất cứ ai. Chính nhà văn đã tìm ra nét đẹp trong mỗi con người bằng cách “ca ngợi long thương, tình bắc ái, sự công binh> (Đời thừa) qua nghệ thuật miêu tả tâm lí có một không hai.
Không riêng gì Nam Cao, mọi nhà văn đều hướng tới cái “cao cả của tâm hồn". Victo Huy-gô trong “Những người khốn khổ" đã để nhân vật Giăng Van Giăng tự bộc lộ tâm hồn mình. “Trên đời này chỉ có một điều duy nhất ây thôi, đó là tình yêu", và trong suốt một thiên tiểu thuyết, nhà văn đi sâu vào những trăn trở, dằn vặt, những suy nghĩ rất nhân đạo của Giăng Van Giăng đối với kiếp người đau khổ, đặc biệt là đối với Lang-tin và Cô-det. Một nhà văn Nga, Sô-lô-khôp đã khai thác dòng kí ức của anh lính Xô-cô-lốp để dựng lại trọn vẹn và sinh động cuộc đời hất hạnh của anh ta. Nhà vàn Sô-lô-khốp với vai trò là nhân vật tiếp nhận câu chuyện từ xô-cô-lốp, đã tâm sự với chúng ta rằng con người sẽ sống đẹp hơn, tin tưởng nhau hơn nêu họ biết nương tựa vào nhau mà sống (trong truyện Số phận con người).
Hãy biết hướng tới sự cao cả của tâm hồn qua phong cách nghệ thuật độc đáo của mình, điều mà Nguyền Đình Thi đặt ra mãi mãi mới mẻ và thiết thực đối với văn học nói chung và với mỗi nhà văn nói riêng. Mỗi nét rung động trong đáy tâm hồn, một ánh nhìn, một nụ cười thánh thiện của con người sẽ được nghệ thuật làm bất tử. Cái cao cả không phải là cái gì trừu tượng, chung chung, càng không phải chỉ là thần thánh mà trước hết là ở tâm hồn con người, Con người cao cả, tức là con người đẹp “đẹp tức là một cái gì cao cả. Đã nói đẹp là nói cao cả". Lão Hạc là một con người đẹp vì thương con, hi sinh vì con; chị Sứ (Hòn đất Anh Đức) đẹp chỉ vì căm thù giặc Mỹ, thương yêu ba má, chồng con. Đẹp là cảm nhận về một sự hướng thiện cả về hình thể lẫn tính cách. Vậy con người đẹp cũng là con người cao cả. Mục đích cuối cùng của nghệ thuật là xây dựng con người cao cả. Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, Ngô Tất Tố đã tạo nên bức “chân dung sừng sững" (Nguyễn Tuân) là chị Dậu. Chị Dậu trong cuốn Tắt đèn tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam với đầy đủ tính cách như đảm đang, khoẻ mạnh, dũng cảm, yêu thương chồng con; chị đau đớn khi chồng bị đánh đập, xót xa khi phải đem con đi bán, chị phải bước vội để con Tí không thấy lòng chị đang thổn thức. Trong văn học có những chân dung nghệ thuật điển hình mà ta không thể quên như Chí Phèo, chị Dậu. Giăng Van Giăng... mà mỗi nhà văn bằng tâm huyết và tài năng của mình đã lượm nhặt từng mành đời, từng số phận, từng suy nghĩ của người đời để lắp ghép một cách có hệ thống, có khoa học. Ta có thể tìm ra một khát vọng lương thiện của người lao động trong Chí Phèo, một người đàn bà đảm đang trong chị Dậu.
Miêu tả cái đẹp, cái thiện trong mỗi con người tức là miêu tả cái cao cả của con người đó. Văn học Việt Nam xưa và nay luôn hướng về truyền thống nhân đạo để khai thác, để miêu tả. Chính vì lẽ đó, những tác phẩm nhân đạo đều là những tác phẩm chân chính. Và đáng quý hơn nữa là tác phẩm đó, nhân vật đó sẽ trở nên cao cả dưới một hình thức tư duy nghệ thuật độc đáo.
Nhưng không có nghĩa là cứ tả cái đẹp mới là nói đến cái cao cả. “Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xâu, một tội ác, một tên giết người, nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả". Đại thi hào Nguyễn Du tả Thuý Kiều tài sắc "mười phân vẹn mười" tức là tả cái cao cả, tức là hướng tới cái cao cả. Nhưng đồng thời Nguyễn Du cũng đi sâu vào việc tả những cái xấu xa thấp hèn của thế lực tàn bạo. Đó là việc lột trần bộ mặt xảo quyệt của Mã Giám Sinh hay quan tổng đốc gian thần Hồ Tôn Hiến, hoặc mụ Tú Bà chủ chứa lầu xanh... Nhưng không phải Nguyễn Du tả chí để tả, mà cái quan trọng hơn là cách nhìn, cách miêu tả cái đó phải cao cả. Không phải ngầu nhiên mà Nguyễn Du lại tìm ra những từ ngữ giàu sức gợi như “nhờn nhợt", “mặt sắt" để chỉ những tên buôn thịt bán người, những kẻ bất nhân. Phải có tâm lòng yêu thương trân trọng đến mức nào thì Nguyễn Du mới hiểu ra rằng tất cả nổi đau mà Kiều phải gánh chịu đều có nguồn gốc từ những kẻ bất nhân ấy. Khi miêu tả Thuý Kiều tài hoa, tiết hạnh và thuỷ chung, khi miêu tả bọn vua quan cùng thế lực đồng tiền, Nguyễn Du là một ông quan dưới triều đại phong kiến, nhưng thi hào không đứng ở vị một ông quan mà đứng ở vị trí của những con người chịu nhiều đau khổ để phát hiện ra đâu là vẻ đẹp, đâu là cái tồi tệ trong hồn người.
Đôi mắt nhà văn không nên nhìn sự vật ở một chiều, tức là không nên chỉ nói đến cái đẹp, cái cao cả rồi cho rằng như vậy đã là quá đủ. Nhà văn phải linh hoạt, biết quan sát, biết đứng ở mọi nơi mọi chốn để tìm ra bản chất sự vật. Nhà văn Nam Cao là người luôn có cách nhìn, cách miêu tả sự vật cao cả nên mỗi nhân vật trong tác phẩm của ông đều là nhân vật đẹp. Trước kia đọc Chí Phèo người ta cho rằng
Nam Cao đã thiên về chủ nghĩa tự nhiên khi tả Chí Phèo và Thị Nở. Nhưng hãy nhìn sâu vào bản chất của những nhân vật ấy xem. Từ lúc Chí ngật ngưỡng bước ra từ trong truyện với tư thế và lời chửi rủa của thằng say “không bao giờ tỉnh ” đến lúc Chí tự tử, ta không khỏi có ấn tượng về một con “quỷ dữ làng Vũ Đại”. Chí rạch mặt ăn vạ, hắn giết người (giết Bá Kiến) nhưng hắn là kẻ sát nhân lương thiện. Ta hãy bỏ qua bề nổi của ngôn từ để tìm hiểu cái cốt lõi trong đó. Hãy để ý tới giây phút chao đảo giữa người và thú vật của Chí trong đêm trăng, hãy chú ý tới ngòi bút sắc cạnh của Nam Cao khi tả sự mâu thuẫn trong hồn Chí và hãy để ý tới sự miêu tả đầy cảm tình, đầy nhân hậu khi nhà văn miêu tả cảnh Chí Phèo tỉnh dậy trong buổi sáng đẹp trời... sẽ thấy rằng Chí đẹp biết bao nhiêu.
Vẻ đẹp của con người đâu phải chỉ là hình thể, một Thị Nở xấu xí là thế, thô kệch đến nỗi “ma chê quỷ hờn ” cũng có những giây phút biết “liếc mắt đưa tình ” và chăm chút Chí trong khi hắn ốm.
Một trong những nhà chuyên viết về cái xấu, tội ác thấp hèn, tên giết người là Vũ Trọng Phụng. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của ông phong phú và phần lớn là những kẻ tồi tệ thấp hèn. Vậy điều gì đã làm nên sức sống lâu bền cho nó? Phải chăng với sự rung động của con tim trước cảnh đời ngang trái, với con mắt nhìn đời đầy sâu sắc, nhà văn biết tìm ra những gì cần phải lên án, cần để cười chê và rũ bỏ nó.
Nhà văn tả cái xấu, tàn bạo nhưng không bao giờ nhà văn đồng tình và thôi thúc cái đó phát triển. Có người tả một cách chân thực, có người tả bằng bút pháp trào phúng nhưng dường như toát lên qua mỗi tác phẩm đều là những tâm hồn hết mực có trách nhiệm trước cuộc đời. Là nhà văn chân chính, phái có tư tưởng chân chính và phong cách độc đáo, phải làm nghệ thuật vì con người.
Nhìn chung cái thiện, cái ác, cái cao cả, cái thấp hèn là những phạm trù mĩ học mà tác phẩm văn chương nào cũng cần phải có. Cái đẹp trong tâm hồn con người là cái cao cả và ngược lại, cái xấu trong văn chương cũng là cao cả nếu cái xấu đó được soi rọi dưới cách nhìn, cách miêu tả của nhà vãn. Nghệ thuật văn chương có sức mạnh thật to lớn và đáng được tôn thờ.
Có lẽ Nguyễn Đình Thi đã có lí khi ông nói rằng nghệ thuật nói đến cái đẹp và cái xấu đều là sự cao cả. Đồxtôiepxki đã nói “Cái đẹp cứu nhân thế” và Phabơrơ nói “Những lời tử tế là điệu nhạc của thế gian Những câu nói bất hủ đó hoàn toàn không có mâu thuẫn với ý kiến của Nguyễn Đình Thi. Ở Nguyễn Đình Thi, ông có cách nhìn toàn diện về nghệ thuật, xuất phát từ chỗ đứng riêng của mình. Mọi thời đại, mọi tác phẩm văn chương đều hướng tới sự cao cả của tâm hồn con người để từ đó tìm ra cái đẹp giúp con người sống hoàn thiện, tìm ra cái xấu để con người nhìn lại, tự sửa mình.
Nhà văn sáng tác nghệ thuật phải có thiên kiến rõ ràng, phải hiểu thiên chức của văn học thì sẽ đạt tới sự cao cả của văn chương.
Cuộc sống vốn đa dạng phong phú mà văn chương là sự phản ánh cuộc sống ấy một cách có nghệ thuật. Mỗi nhà văn phải tả được cái xấu, cái đẹp trong tâm hồn con người, và cho dù miêu tả cái gì đi nữa, cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả.