Văn nghị luận: Bàn luận về phẩm chất vui tính, yêu đời

Một trong những đức tính cần có của chúng ta là vui tính, yêu đời. Có vui tính, yêu đời mới cảm thấy cuộc đời là đẹp và đáng yêu, mới tìm được bao niềm vui và sự lí thú.

Vậy, vui tính là gì? Yêu đời là gì? - Luôn luôn vui vẻ là vui tính. Yêu cuộc sống của bản thân mình, yêu cuộc đời của bản thân mình là yêu đời. Vui tính và yêu đời là biểu hiện của tinh thần lạc quan. Một con người yêu đời, vui tính là con người biết nuôi dưỡng trong tâm hồn mình một ngọn lửa lạc quan, sống say sưa, tìm thấy bao nguồn vui, sự say mê trong học tập, trong lao động sáng tạo, trong vui chơi giải trí.

Cuộc đời là một trường tranh đấu vô cùng sôi động, con người phải vật lộn, phải lao tâm khổ tứ để tồn tại,... Ngoài chuyện cơm ăn áo mặc, những nhu cầu của đời sống vật chất và đời sống tinh thần, mỗi con người phải tìm thấy ý nghĩa tốt đẹp của cuộc sống. Không thể sống yếm thế trong nổi buồn cô đơn, trong bao sự dằn vặt bi kịch. Mà phải mặt mũi luôn tươi vui. Nụ cười luôn rạng rỡ trên môi. Có lúc ngâm lên một vài câu thơ về trăng thanh gió mát, hát lên một điệu dân ca, một khúc tình ca,... để nâng bổng tâm hồn mình:

“Hồ Tình Tâm giàu sen bạch diệp,

Đất Hương Cần ngọt quýt, thơm cam.

Ai về cầu ngói Thanh Toàn,

Đợi đây về với một đoàn cho vui ”...

(Dân ca Huế)

Vui tính, yêu đời giúp ta có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, trắc trở. Vui tính, yêu đời để nâng cao niềm tin và hi vọng hướng về tương lai tươi đẹp và hạnh phúc.

Vui tính để gắn kết và hòa hợp với mọi người. Có lúc để san sẻ chia vui. Có lúc để động viên nhau vượt lên phía trước. Vui tính, lạc quan, yêu đời nhưng phải biết tự kiềm chế, làm chủ bản thân và làm chủ hoàn cảnh, không lạc quan tếu. Mọi sự thái quá trong cuộc sống chẳng hay ho gì, Có lúc phải trá giá quá đắt cho sự đam mê. Vui tính, yêu đời nhưng không bao giờ được vượt qua ngưỡng - cái ngưỡng đó là đạo lí, là đạo đức, luân lí xã hội.

Có vui tính, yêu đời mới có tiếng cười. Tiếng cười là viên thuốc quý đế sống lạc quan, để xua đi bao nỗi phiền muộn. Không còn tiếng cười thì đời người bị tàn úa, khô héo. Tiếng cười trong truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh,... Tiếng cười trong thơ ca trào phúng. Qua đó, ta càng thấy rõ, cuộc đời cần tiếng cười, xã hội cần tiếng cười. Và mỗi thành viên trong xã hội, từ em bé đến cụ già đều cần tiếng cười. Tuổi thơ cần vui tính, yêu đời, cần có nụ cười như con chim non cất tiếng hót. Các cụ già cần có nụ cười để “sống khóe, sống vui, sống có ích ”.

Tại sao, hiện nay có nhiều thơ tình (được giao lưu trong các câu lạc bộ thơ, được đăng tải trên báo)? Có nhớ, có thương, có yêu đời, có đa tình thì mới viết nhiều thơ tình như Xuân Diệu trước đây! Như Xuân Quỳnh thưở ấy!

>ắAnh có nghe hoa doi

Quanh chỗ mình đứng đó

Hoa ơi sao chẳng nói

Anh ơi sao lạng thinh

Đốt lòng em cáu hỏi:

Yêu em nhiều không anh? ”...

(Mùa hoa doi - Xuân Quỳnh)

Tóm lại, vì cuộc đời còn có tiếng thở dài và tiếng khóc nên cần có nhiều tiếng cười. Và trong cuộc sống nhiều nhọc nhằn, mỗi con người cần vui tính, yêu đời, sống lạc quan. Có vui tính, yêu đời mới có “bài ca hi vọng”.

BÀI CÙNG NHÓM