tailieunhanh - Chương 3. Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử

Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử (AES) được Bunsen và Kirchoff phát minh vào giữa thế kỷ 19. Từ khi được phát minh, phương pháp AES đã đóng góp quan trọng vào sự phát minh các nguyên tố hóa học mới vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Phương pháp được ứng dụng vào các mục đích phân tích định tính, bán định lượng và định lượng hầu hết các kim loại và nhiều nguyên tố phi kim loại như P, Si, As và B với độ nhạy thường tới cấp hàm lượng 0,001% hoặc hàm lượng. | Nội dung Chương 3. Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên . Nguyên tắc phương pháp phổ phát xạ nguyên . Sự tạo thành phổ phát xạ nguyên . Tính đa dạng của phổ phát xạ nguyên . Các loại vạch phổ đặc trưng của một nguyên . Sơ đồ thiết bị quang phổ phát xạ nguyên . Phân tích bằng phương pháp quang phổ phát xạ nguyên . Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính . Ứng dụng của phương pháp trong phân . Câu hỏi ôn Chương 3. Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử AES được Bunsen và Kirchoff phát minh vào giữa thế kỷ 19. Từ khi được phát minh phương pháp AES đã đóng góp quan trọng vào sự phát minh các nguyên tố hóa học mới vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Phương pháp được ứng dụng vào các mục đích phân tích định tính bán định lượng và định lượng hầu hết các kim loại và nhiều nguyên tố phi kim loại như P Si As và B với độ nhạy thường tới cấp hàm lượng 0 001 hoặc hàm lượng thấp hơn. Một nét hết sức đặc thù của phương pháp AES là có thể phân tích được nhiều nguyên tố trong một lần phân tích và có thể phân tích các nguyên tố trong các đối tượng ở rất xa dựa vào ánh sáng phát xạ từ đối tượng đó. . Nguyên tắc phương pháp phổ phát xạ nguyên tử . Sự tạo thành phổ phát xạ nguyên tử Phương pháp AES dựa vào việc đo bước sóng cường độ và các đặc trưng khác của bức xạ điện từ do các nguyên tử hay các ion ở trạng thái hơi phát ra. Việc phát các bức xạ điện từ do các nguyên tử hay các ion ở trạng thái hơi phát ra là do sự thay đổi trạng thái năng lượng của nguyên tử. Theo học thuyết cấu tạo nguyên tử các nguyên tử có thể có một số mức năng lượng gián đoạn Eo E1 E2 . mà không có trạng thái năng lượng trung gian ví dụ giữa Eo và E1 hoặc giữa E1 và E2. Trong điều kiện bình thường các nguyên tử 1 ở trạng thái năng lượng thấp nhất Eo hay còn gọi là nguyên tử ở trạng thái cơ bản. Khi cấp năng lượng cho nguyên tử bằng một biện pháp nào đó ví dụ do sự va chạm với các điện

TỪ KHÓA LIÊN QUAN