tailieunhanh - Nguyên tắc tự do chọn luật cho hợp đồng từ Công ước Rome 1980 đến Quy tắc Rome I và nhìn về Việt Nam

Các bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài được tự do lựa chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng giữa họ là một nguyên tắc chung của luật hợp đồng được thừa nhận rộng rãi trên thế giới1. Nguyên tắc này bắt đầu phát triển vào thế kỉ 202 và thịnh hành ở Mỹ, châu Âu sau nhiều năm tranh luận. | Nguyên tắc tự do chọn luật cho hợp đồng từ Công ước Rome 1980 đến Quy tắc Rome I và nhìn về Việt Nam Các bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài được tự do lựa chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng giữa họ là một nguyên tắc chung của luật hợp đồng được thừa nhận rộng rãi trên thế giới1. Nguyên tắc này bắt đầu phát triển vào thế kỉ 202 và thịnh hành ở Mỹ châu Âu sau nhiều năm tranh luận. Phần lớn các hợp đồng quốc tế đều có điều khoản chọn luật và điều khoản này đến nay đều được Tòa án xem xét khi có tranh chấp xảy ra3. Công ước Rome 1980 về luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng4 và Quy tắc Rome I5 cũng cho phép các bên chọn luật điều chỉnh hợp đồng giữa họ. Nguyên tắc này được pháp luật Việt Nam ghi nhận tại Điều 769 của Bộ luật Dân sự năm 2005 BLDS . Bài viết phân tích nguyên tắc tự do chọn luật áp dụng cho hợp đồng trong Công ước Rome và sự phát triển ở Quy tắc Rome I. Từ đó so sánh với quy tắc chọn luật của pháp luật Việt Nam. 1. Nguyên tắc các bên tự do lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng Nguyên tắc cơ bản được Điều 3 Công ước Rome và Điều 3 Quy tắc Rome I đưa ra là hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi luật do các bên lựa chọn . Điều 769 của BLDS Việt Nam quy định Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo luật nơi thực hiện hợp đồng nếu không có thỏa thuận khác . Như vậy so với sự ghi nhận trực tiếp của Công ước Rome và Quy tắc Rome I pháp luật Việt Nam dùng cụm từ nếu không có thỏa thuận khác thì có phần chung chung và không rõ ràng bằng. Trong khi cả Công ước Rome và Quy tắc Rome I đều có Điều 3 về quyền tự do chọn luật với 4 khoản thì Điều 769 của BLDS Việt Nam chỉ ghi nhận trong cụm từ nếu không có thỏa thuận khác . Điều này dẫn đến hệ quả là có một số khía cạnh của quyền tự do chọn luật áp dụng cho hợp đồng được tư pháp quốc tế thế giới trong đó có hai văn bản trên đề cập thì pháp luật Việt Nam lại chưa quy định hoặc nếu có cũng chưa rõ ràng6. . Các bên có được lựa chọn luật của một nước không phải là thành viên của Liên minh châu Âu không

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.