tailieunhanh - Bối cảnh thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế và khu vực - cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Hiện nay, trên phạm vi toàn cầu, cuộc CMCN lần thứ tư đang tạo ra những thay đổi đáng kể đối với mọi lĩnh vực của kinh tế thế giới, đặc biệt là đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu. Sự suy giảm quyền lực của các quốc gia đang phát triển dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên và sự gia tăng sức mạnh của các quốc gia phát triển dựa chủ yếu vào công nghệ và đổi mới sáng tạo là hồi chuông cảnh báo với những cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Bài viết phân tích bối cảnh thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế và khu vực, từ đó đưa ra những cơ hội và thách thức cho thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam. | Kỷ yếu hội thảo Quốc gia VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM TS. Nguyễn Thùy Linh Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm Học viện Tài chính TÓM TẮT Hiện nay trên phạm vi toàn cầu cuộc CMCN lần thứ tư đang tạo ra những thay đổi đáng kể đối với mọi lĩnh vực của kinh tế thế giới đặc biệt là đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu. Sự suy giảm quyền lực của các quốc gia đang phát triển dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên và sự gia tăng sức mạnh của các quốc gia phát triển dựa chủ yếu vào công nghệ và đổi mới sáng tạo là hồi chuông cảnh báo với những cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Bài viết phân tích bối cảnh thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế và khu vực từ đó đưa ra những cơ hội và thách thức cho thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam Từ khóa thị trường xuất nhập khẩu bối cảnh cách mạng công nghiệp 1. Bối cảnh quốc tế và khu vực 1 Trong giai đoạn hiện nay tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm trong ngắn hạn hồi phục trong trung hạn nhưng tốc độ sẽ rất chậm thương mại và quy mô thị trường hàng hóa thế giới tăng trưởng theo từng khu vực Về tăng trưởng kinh tế thế giới theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Ngân hàng Thế giới WB Ngân hàng Phát triển châu Á ADB . trong vài năm tới kể từ sau sự suy giảm mạnh vào năm 2020 do đại dịch Covid-19 tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ tiếp tục suy giảm nhưng tốc độ có chậm lại sau đó tăng trưởng hồi phục trong trung hạn đến năm 2025 nhưng tốc độ sẽ rất chậm và quay lại đà tăng trưởng trong dài hạn đến năm 2030. Cục diện kinh tế thế giới trong giai đoạn tới sẽ có nhiều chuyển biến nhanh và khó lường toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại sẽ tiếp tục phát triển sâu rộng nhưng sẽ có những điều chỉnh theo các tâm trục và lĩnh vực khác nhau theo đó các nền kinh tế mới nổi sẽ ngày càng có vai trò cao hơn trong tăng trưởng kinh tế thế giới đặc biệt châu Á - Thái Bình Dương được .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN