tailieunhanh - “Ngồi tù Khám Lớn” của Phan Văn Hùm: Thêm một số nhìn nhận về giá trị tác phẩm

Bằng phương thức tiếp cận văn hóa – lịch sử, phương thức tiếp cận liên ngành cùng các phân tích, so sánh, bài viết cho thấy tác phẩm Ngồi tù Khám Lớn không chỉ trực tiếp phô bày sự khắc nghiệt, bất công trong chế độ lao tù của thực dân Pháp tại Việt Nam mà còn cho thấy sự khủng hoảng trong đời sống của người dân Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX từ kinh tế, xã hội, luân lí, đạo đức, và hơn cả là sự kì vọng của Phan Văn Hùm về một xã hội tốt đẹp dựa trên quan niệm về triết lí nhân sinh. | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 20 Số 11 2023 1990-1999 Vol. 20 No. 11 2023 1990-1999 ISSN Website https https 2023 2734-9918 Bài báo nghiên cứu 1 NGỒI TÙ KHÁM LỚN CỦA PHAN VĂN HÙM THÊM MỘT SỐ NHÌN NHẬN VỀ GIÁ TRỊ TÁC PHẨM Trần Thị Mỹ Hiền Trường Đại học Thủ Dầu Một Việt Nam Tác giả liên hệ Trần Thị Mỹ Hiền Email hienttm@ Ngày nhận bài 20-3-2023 ngày nhận bài sửa 04-4-2023 ngày duyệt đăng 07-6-2023 TÓM TẮT Phan Văn Hùm là một trong những tên tuổi nổi bật của văn học Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XX. Với tác phẩm Ngồi tù Khám Lớn ông đã tạo được tiếng vang trên văn đàn nói riêng và trong đời sống chính trị xã hội đương thời nói chung. Bằng phương thức tiếp cận văn hóa lịch sử phương thức tiếp cận liên ngành cùng các phân tích so sánh bài viết cho thấy tác phẩm Ngồi tù Khám Lớn không chỉ trực tiếp phô bày sự khắc nghiệt bất công trong chế độ lao tù của thực dân Pháp tại Việt Nam mà còn cho thấy sự khủng hoảng trong đời sống của người dân Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX từ kinh tế xã hội luân lí đạo đức và hơn cả là sự kì vọng của Phan Văn Hùm về một xã hội tốt đẹp dựa trên quan niệm về triết lí nhân sinh. Từ khóa kí sự Ngồi tù Khám Lớn Phan Văn Hùm văn học Nam Bộ 1. Đặt vấn đề Ngồi tù Khám Lớn là tác phẩm hiếm hoi của Phan Văn Hùm thuộc mảng sáng tác văn học được phổ biến ngay sau lúc được viết ra và còn được giữ lại cho đến ngày nay. Tác phẩm xuất hiện lần đầu bằng hình thức đăng nhiều kì trên báo Thần Chung chủ bút Nguyễn Văn Bá vào đầu năm 1929 ngay lập tức bị nhà cầm quyền thực dân tịch thu và cấm đăng. Sau đó vào cuối năm 1929 nhà in Bảo Tồn cho in tác phẩm thành sách và cũng bị thực dân tịch thu không cho phổ biến. Những động thái này đã cho thấy Ngồi tù Khám Lớn của Phan Văn Hùm ra đời tại thời điểm đó như một quả bom có sức công phá mạnh mẽ đối với thành trì chế độ thực dân tại Nam Kỳ. Giá trị nổi bật hơn cả của tác .