tailieunhanh - Ebook Hồi ký Trần Văn Giàu 1940 - 1945: Phần 1

Phần 1 quyển sách gồm 4 phần: Phần 1 - Từ ngồi tù khám lớn đến vượt ngục Tà Lài; Phần 2 - Đà Lạt, Phú Lạc, U Minh; Phần 3 - Tổ chức lại xứ ủy; Phần 4 - Tiến tới tổng khởi nghĩa. chi tiết nội dung phần 1 tài liệu. | Thông tin ebook Hồi ký Trần Văn Giàu 1940 - 1945 Tác giả: Trần Văn Giàu Nguồn: Tạo ebook: hanhdb Thư viện Tinh Tế ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU Ở nước ta, từ hai mươi, ba mươi năm nay, có hai cuốn hồi kí mà người ta tin rằng tác giả đã viết xong, nhưng chưa biết bao giờ mới được công bố. Người dân thường và các nhà sử học thì mong mỏi sớm được đọc toàn văn hai chứng từ lịch sử. Nhà cầm quyền, hay đúng hơn, công cụ chuyên chính của chính quyền, thì ra sức theo dõi việc biên soạn, lùng tìm những người đánh máy, tàng trữ, với hi vọng thu hồi được bản thảo, để hoặc thủ tiêu, cấm đoán xuất bản, hoặc cắt xén, thay đổi (dịch nôm hai tiếng “biên tập” -- (tiếng) nước ta nó thế) trước khi cho xuất bản. Tình cờ hay không, tác giả hai tập hồi kí huyền thoại ấy, hai cá tính rất khác nhau, lại có những điểm tương đồng kì lạ. Họ đều là những nhân vật lịch sử, đã góp phần làm nên lịch sử Việt Nam thế kỉ XX. Do số phận trắc trở, sinh thời họ đã trở thành những nhân vật huyền thoại, trong tưởng tượng của những người hâm mộ hay tò mò, thù ghét hay quý mến. Cả hai đều ra đời trên đất nước Việt Nam đau thương, người tháng trước, kẻ tháng sau, vào cùng năm 1911, cách đây gần đúng một trăm năm. Mỗi người một cách, cả hai đã làm nên lịch sử. Lại đã từng dạy sử (một người dạy sử trước khi làm nên lịch sử, một người ngược lại), hơn nữa, cả hai, về cuối đời, đều trở thành chủ tịch danh dự của Hội khoa học lịch sử Việt Nam. Thêm một trùng hợp nữa, cách đây tám thập niên, ở xa nhau vạn dặm, họ đều viết về “ vấn đề dân cày ” ngày nay vẫn còn nóng bỏng, vấn đề của những vấn đề Việt Nam thế kỉ XX. Nhưng nếu có một lí do quan trọng hơn mọi lí do khiến mọi người mong muốn tìm đọc hồi kí của họ, thì đó là: tên tuổi đã đi vào lịch sử, quyền bính có lúc ở tột đỉnh, nhưng họ đã trải qua những oan khuất kì bí vì họ không được lên tiếng giãi bày, còn người gây ra oan khuất lại nắm giữ quyền cao chức trọng, chỉ nhỏ giọt những lời lên án, vu khống họ bằng lời rỉ tai, xì