tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tái cấu trúc tài chính Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Luận giải làm rõ nội hàm của cấu trúc tài chính, tái cấu trúc tài chính tại các ngân hàng thương mại và đánh giá khách quan thực trạng tái cấu trúc tài chính của Agribank, từ đó đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị tái cấu trúc tài chính phù hợp. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN QUỐC VIỆT TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2024 Công trình được hoàn thành tại Học viện Tài chính Người hướng dẫn khoa học 1. TS. Nghiêm Văn Bảy 2. TS. Lê Thị Thùy Vân Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Tài chính Vào hồi. giờ. ngày. tháng. năm 20 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Tài chính MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án Cấu trúc tài chính là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của quyết định tài chính của một tổ chức kinh tế. Brounen amp Eichholtz 2001 cho rằng quyết định về cấu trúc tài chính hợp lý của một tổ chức kinh tế là một trong những khía cạnh khó hiểu nhất trong tài chính doanh nghiệp hiện đại. Theo Watson và Head 2007 cấu trúc tài chính của một tổ chức kinh tế bao gồm hỗn hợp của nợ và vốn chủ sở hữu các quyết định cấu trúc tài chính là rất quan trọng đối với bất kỳ tổ chức kinh tế do thực tế rằng người quản lý có trách nhiệm đảm bảo rằng lợi ích thu được cho các cổ đông là tối đa và vì quyết định này có những hiệu quả to lớn đối với khả năng cạnh tranh của các tổ chức. Các quyết định về các tỷ lệ tổng nợ trên vốn được coi là một chiến lược cho các nhà quản lý tức là định hướng trong tương lai và có tác dụng lâu dài. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về cấu trúc tài chính và tái cấu trúc tài chính tại ngân hàng thương mại NHTM với các bằng chứng thực nghiệm đưa ra các quan điểm trái ngược nhau một số nghiên cứu đã tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa đòn bẩy và lợi nhuận như các nghiên cứu của Rajan và Zingalas 1995 Titman và Wessels 1988 còn Taub 1975 thông qua phân tích hồi quy tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa nợ và lợi nhuận ngoài ra một nghiên cứu của Abor 2005 cũng phát hiện ra một mối quan hệ tích cực mạnh mẽ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN