tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất học: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến lượng bổ cập từ nước mưa cho nước dưới đất các trầm tích Đệ tứ vùng đồng bằng sông Hồng

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất học "Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến lượng bổ cập từ nước mưa cho nước dưới đất các trầm tích Đệ tứ vùng đồng bằng sông Hồng" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác định được yếu tố ảnh hưởng và lượng bổ cập từ nước mưa cho nước dưới đất trầm tích Đệ tứ vùng đồng bằng sông Hồng; Đánh giá được vai trò thành phần cung cấp thấm từ nước mưa trong sự hình thành trữ lượng nước dưới đất đồng bằng sông Hồng. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÊ VIỆT HÙNG NGHIÊN CỨU YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG BỔ CẬP TỪ NƯỚC MƯA CHO NƯỚC DƯỚI ĐẤT CÁC TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT HỌC Mã số 9440201 HÀ NỘI 2023 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học 1. Người hướng dẫn 1 Phạm Quý Nhân Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 2. Người hướng dẫn 2 TS Trần Quốc Cường Viện Địa chất Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Phản biện 1 Đỗ Văn Bình Phản biện 2 Nguyễn Tiền Giang Phản biện 3 Nguyễn Văn Đản Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi . giờ ngày . tháng . năm . Có thể tìm hiểu luận án tại 1. Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Đồng bằng sông Hồng ĐBSH - một trong những trung tâm kinh tế chính trị xã hội và văn hóa lớn nhất của cả nước diện tích trên km2 là nơi sinh sống của khoảng 22 9 triệu người. Nước dưới đất ở ĐBSH chủ yếu được khai thác ở tầng chứa nước Đệ tứ và được sử dụng phục vụ cho sinh hoạt sản xuất Tuy nhiên ở một số khu vực đã có dấu hiệu khai thác quá mức như Hà Nội Nam Định dẫn đến các vấn đề liên quan như cạn kiệt sụt lún xâm nhập mặn ô nhiễm nguồn nước. Tiềm năng bổ cập nước dưới đất cần phải được xác định rõ nhằm có thể khai thác bền vững tài nguyên nước dưới đất. Các nghiên cứu về bổ cập nước dưới đất vùng ĐBSH thường chỉ xác định cho một điểm hay một khu vực mang tính địa phương chưa có nghiên cứu trên toàn vùng. Mặt khác các nghiên cứu trước đây cũng chưa tiến hành phân vùng bổ cập từ nước mưa cho nước dưới đất mà chủ yếu tính toán và xác định nguồn bổ cập cho nước dưới đất từ sông từ đá gốc hoặc từ các TCN khác. Chính vì vậy đề tài Nghiên

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN