tailieunhanh - Biển, đảo Việt Nam (Tập 3): Phần 2
Cuốn sách "Biển, đảo Việt Nam những thông tin cơ bản (Tập 3) Khai thác sử dụng biển đảo Việt Nam" được biên soạn nhằm góp phần cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về biển, đảo Việt Nam và tình hình khai thác, sử dụng biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam, tiếp theo tập 1, 2 của bộ sách Biển, đảo Việt Nam - Những thông tin cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây! | II THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP KHAI THÁC SỬ DỤNG BIỂN VIỆT NAM Câu hỏi 6 Lịch sử khai hoang lấn biển ở Việt Nam diễn ra như thế nào Trả lời Từ xưa ông cha ta đã nói Việt Nam là đất nước Tam sơn tứ hải nhất phần điền ngụ ý rằng nước ta có biển rộng nhiều núi đồi nhưng rất ít đất ở và trồng trọt. Đất đã chật người lại đông bởi thế công cuộc khai hoang để mở mang khai phá ruộng đất phát triển kinh tế - xã hội đã được chú ý và bắt đầu từ lâu đời với quy mô và hình thức khác nhau. Các hoạt động khai hoang lấn biển được tiến hành ở các vùng đồng bằng phù sa màu mỡ đất tốt và dễ canh tác nhất là vùng ven biển đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Một cách tự nhiên đây là những vùng châu thổ lấn tiến ra biển và ở vùng ven biển của hai đồng bằng này hình thành nên các bãi bồi phù sa rộng lớn tốc độ vươn ra biển hằng năm khá nhanh. Mục đích chung và xuyên suốt trong thời gian dài của hoạt động khai hoang lấn biển là để tăng 23 diện tích đất trồng lúa tạo dựng nền văn minh trồng lúa nước điển hình ở nước ta. Đầu tiên dân ta lấn các bãi bồi ven sông sau đó chuyển sang lấn biển kết hợp thau chua rửa mặn để ngọt hóa làm nông ở quy mô nhỏ lẻ lâu dài dần chuyển thành làng mạc. Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX vùng đất bãi bồi ven biển đồng bằng sông Hồng rộng mênh mông hầu như chưa được khai phá chỉ có vài làng tự phát nhà cửa thưa thớt phía trái sông Hồng. Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên có công khai hoang lấn biển ở quy mô lớn hình thành nên đơn vị cấp huyện từ khai hoang lấn biển là Tiền Hải 1828 nay thuộc tỉnh Thái Bình và Kim Sơn 1829 nay thuộc tỉnh Ninh Bình. Sự nghiệp lấn biển cũng gắn với tài tổ chức của Nguyễn Công Trứ ông tập hợp người lao động nghèo phát triển sinh kế mới và khát vọng hướng biển lập cơ đồ. Trong những năm 1961 - 1970 Chính phủ ta đã phát động phong trào khai hoang các vùng đất mới gồm đồi núi hoang vu và lấn biển với mục đích để giãn dân phát triển các vùng kinh tế mới cải thiện đời sống của người dân. Ở vùng ven biển lấn biển vẫn chủ yếu
đang nạp các trang xem trước