tailieunhanh - Ebook Biển và đảo Việt Nam (mấy lời hỏi – đáp): Phần 2 - ĐH KHXH&NV TP.HCM

Phần 2 cuốn “Biển và đảo Việt Nam, mấy lời hỏi đáp” trình bày các nội dung: Thăng trầm biển đảo, biển đảo trong phát triển và hội nhập, hướng về biển đảo. Tài liệu được biên soạn dựa trên cơ sở tập hợp nhiều nguồn trong và ngoài nước với sự cập nhật thông tin mới, vừa đảm bảo tính khoa học vừa mang tính thời sự. Tuy nhiên, xuất phát từ mục đích phổ cập thông tin đến quảng đại bạn đọc, nên sách chỉ dừng lại ở mức độ phổ thông nhất, hạn chế tính hàn lâm của thông tin tư liệu. Hy vọng qua những lời hỏi và đáp ngắn gọn và dễ hiểu sẽ giúp ích cho việc nâng cao hiểu biết, góp phần bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và thêm tin yêu tổ quốc Việt Nam. | Phần III - Thăng trầm biển đảo 43. Khi tiến quân xâm lược Đại Việt kẻ thù thường sử dụng đường biển như thế nào Từ thời dựng nước đến thời chống Bắc thuộc và thời độc lập Văn Lang Âu Lạc rồi Đại Việt có vị trí gần gũi núi liền núi sông liền sông với các quốc gia phương Bắc do đó rất thuận lợi cho quan hệ láng giềng thân thiện hữu nghị. Nhưng khi không còn thân thiện hữu nghị thì vị trí láng giềng núi liền núi sông liền sông lại thuận lợi cho những hoạt động quân sự trên bộ các đội quân xâm lược thường sử dụng tối đa đường bộ trên đất liền để tiến đánh nước ta. Tuy nhiên bên cạnh vị trí núi liền núi sông liền sông trên đất liền Văn Lang Âu Lạc rồi Đại Việt còn có vị trí gần gũi núi liền núi sông liền sông trên biển. Do đó biển và đường biển cũng là con đường lớn thứ hai sớm được khai thác phục vụ cho phát triển quan hệ quốc gia hoặc cho các cuộc chiến tranh. Đường biển là nơi các đạo quân xâm lược sử dụng như một lợi thế của quốc gia có thủy quân hùnh mạnh. Thủy quân của phương Bắc thường xuyên bằng lực lượng lớn đã phối hợp với các cánh quân bộ để tiến đánh ồ ạt xuống phương Nam. Đường biển có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc tiếp tế lương thực và vận chuyển quân lính một cách dễ dàng nhanh chóng ít tốn kém và an toàn. Quân đội phương Bắc có khả năng đóng được những chiến thuyền lớn có sức chứa lớn phục vụ cho hoạt động vận chuyển và tiến công quân sự. Kẻ thù thường sử dụng đường biển bằng cách cho thuyền của mình chạy vào các cửa sông đổ ra biển rồi sau đó chạy ngược lên các dòng sông đến các nhánh sông nhỏ để hỗ trợ tiếp tế cho quân bộ. Lợi dụng sự thuận lợi của các cửa sông mà quân giặc đã tạo thành một hướng tiến công lợi hại. Đầu năm 981 quân Tống chia làm ba đạo tiến vào Đại Cồ Việt. Đạo thuỷ binh do Lưu Trừng Giả Thực dẫn đầu từ biển tiến vào sông Bạch Đằng rồi vào sông Lục Đầu liên lạc với bộ binh Hầu Nhân Bảo nhằm đánh chiếm vùng tả ngạn sông Hồng kết hợp với đạo thuỷ binh do Trần Khâm Tộ điều khiển ngược dòng sông Hồng vừa tiến công đánh các cánh quân của

TỪ KHÓA LIÊN QUAN