tailieunhanh - Giải pháp phát triển nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Bài viết "Giải pháp phát triển nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung" đánh giá những hạn chế, bất cập chủ yếu của nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển ngành dịch vụ logistics trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo! | GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ThS Trần Thị Thúy Chinh Học viện Chính trị khu vực 1 Bài viết đánh giá những hạn chế bất cập chủ yếu của nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển ngành dịch vụ logistics trong thời gian tới cụ thể là đẩy mạnh công tác thống kê dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực logistics đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực logistics phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo sử dụng nguồn nhân lực logistics hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế để trao đổi nguồn nhân lực logistics. Từ khóa Phát triển nguồn nhân lực logistics đào tạo. 1. Đặt vấn đề Ngày 14 2 2017 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 200 QĐ-TTg Về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 . Đây là lần đầu tiên chúng ta có một kế hoạch hành động quốc gia về phát triển ngành dịch vụ logistics một cách toàn diện và là động lực phương hướng cho việc phát triển dịch vụ logistics trong thời gian tới. Để phát triển ngành dịch vụ logistics thì yêu cầu quan trọng là phát triển nguồn nhân lực logistics. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển ngành dịch vụ logistics trong những năm qua vùng kinh tế trọng điểm KTTĐ miền Trung luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực logistics tuy nhiên so với yêu cầu thực tế thì nguồn nhân lực logistics ở đây còn thiếu và yếu chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành dịch vụ logistics. Vì vậy vấn đề đặt ra ở hầu hết các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện nay là giải quyết bài toán nan giải về nguồn nhân lực logistics. 2. Nội dung nghiên cứu . Sự thiếu hụt nguồn nhân lực logistics Là một trong 4 vùng kinh tế trọng điểm của đất nước vùng KTTĐ miền Trung có 5 tỉnh thành phố Thừa Thiên Huế Đà Nẵng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN