tailieunhanh - Dạy học đồng cấp: Một giải pháp dạy học phân hóa cho các lớp học ngoại ngữ trực tuyến tại Trường Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội
Bài viết "Dạy học đồng cấp: Một giải pháp dạy học phân hóa cho các lớp học ngoại ngữ trực tuyến tại Trường Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội" tập trung trình bày tổng quan và cách thức vận dụng của giải pháp này cho sinh viên cho sinh viên ngành Ngôn Ngữ Anh (BEL), Trường Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI Journal of Education Management 2022 Vol. 14 No. 7 pp. 66-71 This paper is available online at http DẠY HỌC ĐỒNG CẤP MỘT GIẢI PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA CHO CÁC LỚP HỌC NGOẠI NGỮ TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG QUỐC TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Dương Thị Thiên Hà1 Tóm tắt. Trong thực tế giảng dạy một trong những thách thức lớn nhất mà giảng viên đặc biệt là giảng viên dạy ngoại ngữ phải đối mặt là các lớp học đa trình độ nơi học sinh có nền tảng học vấn năng lực phong cách học khác nhau. Trong bối cảnh và điều kiện hiện tại ở Việt Nam đang có rất nhiều các cơ sở giáo dục phải tổ chức lớp học đa trình độ như vậy. Thực tế này càng trở nên khó khăn hơn về mọi mặt từ quản lý lớp theo dõi tiến độ học tập của sinh viên cho đến tạo động lực học tập cho sinh viên khi các lớp học này diễn ra trực tuyến do đại dịch Covid. Trong hoàn cảnh đó dạy học phân hóa DHPH thông qua hình thức dạy học đồng cấp Peer teaching là một trong những giải pháp cơ bản được nghiên cứu và vận dụng linh hoạt. Bài báo tập trung trình bày tổng quan và cách thức vận dụng của giải pháp này cho sinh viên cho sinh viên ngành Ngôn Ngữ Anh BEL Trường Quốc tế Đại học Quốc Gia Hà Nội. Từ khóa Dạy học phân hóa lãnh đạo đồng cấp Peer leader giảng dạy đồng cấp Peer teaching. 1. Đặt vấn đề Tại Trường Quốc tế ngành Ngôn Ngữ Anh BEL tuyển sinh qua hình thức xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi Phổ thông trung học Quốc gia một bài thi bao gồm nhiều môn thi khác nhau và trên thực tế sinh viên của ngành này có thể là học sinh thi các khối khác nhau mà không nhất thiết phải là khối D và A1 khối chuyên ngoại ngữ. Mặc dù đã có bài thi xếp lớp để phân sinh viên vào các lớp khác nhau nhưng bài thi xếp lớp cũng chỉ có thể thỏa mãn điều kiện đánh giá được từng kỹ năng riêng lẻ cho nên việc phân hóa về trình độ ở mỗi lớp vẫn tồn tại. Trong bối cảnh đó giảng viên dù đã chọn cách dạy theo trình độ trung bình của lớp vẫn không thể kiểm soát được việc tiếp .
đang nạp các trang xem trước