tailieunhanh - Tuyển tập tác phẩm báo chí - Đèn xanh, đèn đỏ (Tái bản lần thứ ba): Phần 2

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Đèn xanh, đèn đỏ" trình bày các nội dung: Nhớ những lần đến Tây Nguyên, làm sao có thể yên ổn được, tiếp sức cho niềm tin của ngòi bút, chủ động đâu có dễ; hiểu thêm chức năng, nhiệm vụ báo chí trong thời kỳ mới, ngòi bút trong kinh tế thị trường, tìm cách bảo vệ những ngòi bút dũng cảm, nhớ về sức cảm hoá của Bác Hồ, . | NHỚ NHỮNG LẦN ĐẾN TÂY NGUYÊN Theo sự phân công của Tiểu ban 6 lần 2 tức là Tiểu ban được thành lập để theo dõi thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 do một đồng chí Ủy viên Thường vụ - Thường trực Bộ Chính trị Ban Bí thư phụ trách tháng 01 2000 tôi được phân công theo dõi việc kiểm điểm ở hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk. Dự các cuộc kiểm điểm này thường không thú vị gì vì rất căng thẳng. Nhưng tôi rất mừng vì cùng anh Võ Hồng Nhân và Đỗ Văn Hoa có dịp được đến để tìm hiểu thêm tình hình ở các tỉnh Tây Nguyên. Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước với phong cách của người viết báo tôi dành thời gian để tới công tác ở các tỉnh miền Nam vì với địa bàn chiến đấu và công tác từ sau Cách mạng Tháng Tám tôi ít hiểu biết các vùng này. Cho nên đến Tây Nguyên lần này thì không phải chuyến công tác đầu tiên. 125 Lần thứ nhất sau giải phóng miền Nam năm 1976 tôi lên công tác ở tỉnh Kon Tum mới giải phóng. Sau nhiều lần đi công tác cơ sở tôi muốn đến thăm nhà ngục Kon Tum vì nghe tên đã lâu nhất là khi đọc thiên phóng sự của bác Lê Văn Hiến. Lúc đó còn đầy mìn thấy nhà báo cứ phăm phăm đi tới mấy chiến sĩ quân đội hò hét bắt đứng lại vì sợ dẫm phải mìn nhưng tôi không nghe thấy cứ xông tới thấy 10 mộ chiến sĩ cách mạng ngục Kon Tum bị hy sinh an táng ở đây đọc bia mộ thấy toàn người quê Bình Định Quảng Ngãi Nghệ An Hà Tĩnh thời Pháp thuộc không kẻ nào dám phá thời Mỹ - ngụy cũng không kẻ nào dám phá thế mới biết cuộc chiến đấu ở đây là cuộc chiến đấu của cả nước. Đầu năm 2000 tôi trở lại Kon Tum tình hình đã thay đổi rất lớn. Kon Tum từ thị trấn nhỏ bây giờ đã 10 vạn dân cái cầu sắt dã chiến trên sông Dak Bla đã là cầu bê tông kiên cố dòng sông Sêsan đã có thủy điện Yaly. Anh Lê Diễn Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh dẫn tôi vào thăm Tòa Giám mục giật mình thấy kinh thánh đã dịch sang tiếng Êđê Ba Na còn sách về Bác Hồ chỉ có chữ quốc ngữ ở đây các hiện vật văn hóa truyền thống trưng bày rất phong phú của một vùng đất trong khi đó hỏi bảo tàng 126 của tỉnh thì Sở Văn hóa - .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.