tailieunhanh - Mô hình phối hợp sử dụng suy luận logic mờ để dự báo tốc độ gió dùng cho vận hành các nhà máy điện gió

Trong bài viết này, một mô hình mới sử dụng phối hợp khối dự báo tuyến tính và khối dự báo bằng các luật suy luận logic mờ sẽ được đề xuất sử dụng cho mô hình dự báo tốc độ gió tại các vị trí đặt turbin của nhà máy điện gió. Các nhà máy điện cần có các mô hình này để phối hợp vận hành với các đơn vị điều độ của hệ thống. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC ISSN 1859 - 4557 MÔ HÌNH PHỐI HỢP SỬ DỤNG SUY LUẬN LOGIC MỜ ĐỂ DỰ BÁO TỐC ĐỘ GIÓ DÙNG CHO VẬN HÀNH CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ A HYBRID MODEL USING FUZZY LOGIC REASONING TO PREDICT WIND SPEED FOR WIND TURBINES OPERATIONS Trần Hoài Linh Trường Điện - Điện tử Đại học Bách khoa Hà Nội Ngày nhận bài 05 4 2023 Ngày chấp nhận đăng 26 5 2023 Phản biện . Nguyễn Hữu Đức Tóm tắt Trong bài báo này một mô hình mới sử dụng phối hợp khối dự báo tuyến tính và khối dự báo bằng các luật suy luận logic mờ sẽ được đề xuất sử dụng cho mô hình dự báo tốc độ gió tại các vị trí đặt turbin của nhà máy điện gió. Các nhà máy điện cần có các mô hình này để phối hợp vận hành với các đơn vị điều độ của hệ thống. Mô hình sử dụng phối hợp một khối phi tuyến và một khối tuyến tính sẽ cho kết quả chính xác hơn khi chỉ sử dụng độc lập các khối thành phần. Mô hình đề xuất trong bài báo này được áp dụng thử nghiệm cho một năm số liệu đo lường tốc độ gió ở cao độ 100 m và 80 m với các bài toán dự báo 30 phút trong ngày dự báo 2 ngày tiếp theo ngày hiện tại đạt sai số trung bình của giải pháp nhỏ hơn 9 1 cho dự báo 30 phút trong ngày và 13 6 cho dự báo 2 ngày tiếp theo. Từ khóa Dự báo tốc độ gió vận hành nhà máy điện gió năng lượng tái tạo dự báo ngắn hạn. Abstract In this paper a hybrid model using a combination of linear block and a nonlinear fuzzy rules will be proposed for the wind speed prediction model. Wind turbines power plants need these models to coordinate their operation with the dispatching units of the system. The proposed hybrid models will give more accurate results than using the linear or nonlinear block alone. The model proposed in this paper is applied experimentally for one year of measurement data for wind speed at heights of 100m and 80m with 30-minute forecasting problems the 2-day forecasting problems achieves the average error of the solution less than for the former problems and for the later .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN