tailieunhanh - Phương thức phái sinh trong tiếng Hàn và phương thức tựa phụ gia trong tiếng Việt

Bài viết "Phương thức phái sinh trong tiếng Hàn và phương thức tựa phụ gia trong tiếng Việt" nghiên cứu đặc điểm của phương thức phái sinh trong tiếng Hàn; đặc điểm của phương thức cấu tạo từ dựa vào phụ tố trong tiếng Việt; . | Nghiên cứu trao đổiTrường Đại học Mở Hàof opinion Tạp chí Khoa học - Research-Exchange Nội 97 11 2022 1-12 1 PHƯƠNG THỨC PHÁI SINH TRONG TIẾNG HÀN VÀ PHƯƠNG THỨC TỰA PHỤ GIA TRONG TIẾNG VIỆT1 DERIVATIVE METHOD IN KOREAN AND AFFIX-BASED WORD STRUCTURE METHOD IN VIETNAMESE Hoàng Thị Yến2 Ngày tòa soạn nhận được bài báo 03 05 2022 Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá 03 11 2022 Ngày bài báo được duyệt đăng 28 11 2022 Tóm tắt Việc sử dụng phụ tố để cấu tạo từ gọi là phương thức phái sinh. Đây là phương thức cấu tạo từ có sức sản sinh lớn của các ngôn ngữ thuộc loại hình chắp dính như tiếng Hàn. Trong khi tiền tố chỉ có chức năng cấu tạo từ thì hậu tố còn có thể làm thay đổi từ loại của từ đứng trước nó. Trong tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ đơn lập khác phương thức sử dụng phụ tố để cấu tạo từ chỉ có vị thế thứ yếu và khá mờ nhạt so với các phương thức cấu tạo từ khác. Điều này là bởi sự ngưng trệ và phạm vi ảnh hưởng hạn chế của nó. Chính vì thế tác giả Hoàng Văn Hành 1991 chỉ coi đó là phương thức cấu tạo từ dựa vào các yếu tố giống như phụ tố . Các yếu tố gốc Hán đóng vai trò là phụ tố là nét tương đồng nổi bật trong phương thức cấu tạo từ dựa vào phụ tố của tiếng Hàn và tiếng Việt. Từ khóa cấu tạo từ phương thức phái sinh phụ tố yếu tố giống như phụ tố tiếng Hàn và tiếng Việt Abstract The use of affixes to form words is called derivation. This is a powerful way of word formation in adhesive languages like Korean. While prefixes only have the function of forming words suffixes can also change the word type of the word that precedes it. In Vietnamese as well as in other isolated languages the method of using affixes to form words has only a secondary position and is quite faint compared to other methods of word formation. This is because of stagnation and its limited sphere of influence. Therefore author Hoang Van Hanh 1991 only considers it a method of word formation based on elements like affixes . The Chinese elements acting as affixes are striking similarities