tailieunhanh - Thực trạng quản lý phát triển xã hội Việt Nam - Vấn đề đặt ra và định hướng chính sách: Phần 2

Cuốn sách "Quản lý phát triển xã hội Việt Nam - Thực trạng, vấn đề đặt ra và định hướng chính sách" phân tích định hướng chính sách và đề xuất mô hình chuyển từ cơ chế quản lý phát triển xã hội sang cơ chế quản trị xã hội, đó là mô hình phát triển xã hội dựa trên ba trụ cột: Nhà nước - thị trường - các tổ chức xã hội và cá nhân. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo phần 1 cuốn sách. | 131 Chương III CÁC YẾU TỐ QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH MÔ HÌNH QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2030 I- CÁC YẾU TỐ QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 1. Bối cảnh quốc tế tác động tới quản lý phát triển xã hội Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cơ hội và thách thức rất lớn. Khoa học và công nghệ sẽ biến những điều tưởng chừng không thể trở thành có thể. Năng suất chất lượng và hiệu quả của sản phẩm dịch vụ tăng chi phí thương mại giảm sẽ làm tăng doanh thu toàn cầu thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế nâng cao tính tiện ích cho cuộc sống cá nhân. Trong những thập niên gần đây bất bình đẳng về thu nhập đã có xu hướng tăng nhanh và 132 QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ khuếch đại thêm xu hướng này do lợi nhuận từ kỹ năng cao và quá trình số hóa tự động hóa tăng mạnh. Trong khi đó lợi nhuận của kỹ năng giản đơn bị thay thế và giảm mạnh. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng trên toàn cầu. Như các nhà kinh tế người Mỹ Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee đã chỉ ra cuộc cách mạng này có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế cho người lao động trong toàn bộ nền kinh tế sự thay thế người lao động bằng máy móc có thể làm trầm trọng thêm sự chênh lệch giữa lợi nhuận so với vốn đầu tư và lợi nhuận so với sức lao động. Quá trình phát triển xã hội bối cảnh quốc tế có ảnh hưởng đến quản lý xã hội ở mức độ nhất định tùy thuộc vào tình hình chính trị kinh tế và mối quan hệ quốc tế của quốc gia đó với các nước trong khu vực và trên thế giới như thế nào. Ví dụ cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ tác động đến nền kinh tế hai quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các nước khác trên thế giới ở mức độ khác nhau. Trong lĩnh vực thương mại lãnh đạo các bộ ngành có xuất khẩu

TỪ KHÓA LIÊN QUAN