tailieunhanh - Bàn về mô hình phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội ở Việt Nam - Vũ Mạnh Lợi

Bàn về mô hình phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội ở Việt Nam của Vũ Mạnh Lợi bao gồm những nội dung về mô hình phát triển xã hội; mô hình quản lý sự phát triển xã hội. Mời các bạn tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về những nội dung này. | Xã hội học số 4 120 2012 23 BÀN VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM1 VŨ MẠNH LỢI Mô hình phát triển xã hội Thời gian gần đây trong các tài liệu về phát triển người ta thường thấy những khái niệm về mô hình phát triển theo vùng địa lý như mô hình Đông Á mô hình Đông Nam Á Wilkinson Dapice Perkins Nguyen Xuan Thanh Vu Thanh Tu Anh Huynh The Du Pincus và Saich 2008 hoặc các mô hình gắn với tên quốc gia đã thành công trong quá trình hiện đại hóa như mô hình Nhật Bản mô hình Hàn Quốc Song 1990 Soon 1994 mô hình Hồng Kong Singapore Cohen 2003 . Những mô hình này về thực chất phản ánh góc nhìn kinh tế phát triển nhấn mạnh những đặc trưng của kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước trong mối quan hệ với các lực lượng thị trường. Nói đến mô hình phát triển xã hội ta cần phải chỉ ra được cơ cấu tổng thể của mô hình đó là gì gồm những bộ phận trọng yếu nào những bộ phận này có chức năng gì và những bộ phận này có mối quan hệ với nhau để tạo thành một mô hình có tính hệ thống toàn vẹn như thế nào có những lực lượng hay nhóm xã hội chủ yếu nào và vai trò của họ trong sự phát triển xã hội là gì. Ở đây chúng tôi chỉ bàn đến mô hình phát triển xã hội theo nghĩa hẹp theo nghĩa các vấn đề xã hội được bàn ở đây các vấn đề kinh tế các vấn đề văn hóa và các vấn đề về nhà nước là các mảng vấn đề có tính độc lập tương đối tạo nên xã hội tổng thể theo nghĩa rộng trong tương quan với môi trường tự nhiên Phạm Xuân Nam 2010 . Chúng tôi không đi sâu vào các yếu tố thị trường và nhà nước pháp quyền nếu những yếu tố này không trực tiếp tác động đến vấn đề xã hội được bàn. Có nhiều cách nhìn khác nhau đối với quan niệm về mô hình phát triển xã hội . Một cách nhìn tương đối phổ biến trong thời gian gần đây là mô hình phát triển xã hội xét từ góc độ quan hệ với thị trường và nhà nước. Theo cách nhìn này xã hội tổng thể bao gồm 3 trụ cột là kinh tế thị trường nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự Barber 1997 Đinh Công Tuấn 2010 Huỳnh Khôi 2006 McElwee và Ha Hoa

TỪ KHÓA LIÊN QUAN