tailieunhanh - Tranh vẽ về lịch sử Việt Nam (Bộ mỏng): Tập 46 - Những cải cách của Trịnh Cương
Những nội dung được truyền tải trong tập 46 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh "Những cải cách của Trịnh Cương" là năm Kỷ Sửu (1709), chúa Trịnh Căn mất, Trịnh Cương được tiến phong làm Tổng Quốc chính An Đô vương, chính thức nối ngôi chúa, quyết định chính sự. | Hình vẽ do phòng vẽ Lịch sử Việt Nam bằng tranh thực hiện Họa sĩ thể hiện TÔ HOÀI ĐẠT BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH General Sciences Library Cataloging in Publication Data Lê Văn Năm Những cải cách của Trịnh Cương Lê Văn Năm . Tô Hoài Đạt. - Tái bản lần thứ . - . Hồ Chí Minh Trẻ 2013. 76tr. 20cm. - Lịch sử Việt Nam bằng tranh . 1. Trịnh Cương 1868-1729. 2. Việt Nam Lịch sử Triều đại Hậu Lê 1592-1788 Sách tranh. I. Tô Hoài Đạt . II. Ts Lịch sử Việt Nam bằng tranh. dc 22 L433-N17 LỜI GIỚI THIỆU Năm Kỷ Sửu 1709 chúa Trịnh Căn mất Trịnh Cương được tiến phong làm Tổng Quốc chính An Đô vương chính thức nối ngôi chúa quyết định chính sự. Sau những năm tháng dài đất nước trải việc can qua chúa Trịnh Cương tiến hành cải cách để vực dậy một Đàng Ngoài suy sụp trong những năm nội chiến. Chúa là người có ý chí bản lĩnh năng động và thực sự lo toan đến sự hưng vong của đất nước. Được sự hỗ trợ đắc lực của đội ngũ quan lại đầy tâm huyết như Nguyễn Công Hãng Lê Anh Tuấn. chúa đã tiến hành công cuộc cải cách khá toàn diện tập trung chủ yếu trên hai lĩnh vực cải cách bộ máy hành chính tổ chức nhân sự và cải cách kinh tế - tài chính. Dù việc thực thi không được như chúa mong đợi song những cải cách này cũng đã góp phần thay đổi phần nào bộ mặt Đàng Ngoài thời bấy giờ. Những nội dung trên được truyền tải trong tập 46 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh Những cải cách của Trịnh Cương phần lời do Lê Văn Năm biên soạn phần hình ảnh do Tô Hoài Đạt thể hiện. Nhà xuất bản Trẻ xin trân trọng giới thiệu tập 46 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh. NHÀ XUẤT BẢN TRẺ 3 Dưới thời Định Nam vương Trịnh Căn 1682-1709 cuộc chiến giữa hai họ Trịnh Nguyễn đã chấm dứt. Đàng Ngoài phát triển trở lại sau nhiều năm suy sụp vì nội chiến. Con trai trưởng của Trịnh Căn là Trịnh Vịnh mất khi mới 28 tuổi. Định Nam vương lập con trai trưởng của Trịnh Vịnh là Trịnh Bính làm thế tử. Năm 1702 Trịnh Bính mất khi mới 38 tuổi. Định Nam vương lại lập con .
đang nạp các trang xem trước