tailieunhanh - Nghiên cứu đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình đô thị hóa: Phần 1
Cuốn sách "Nghiên cứu đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình đô thị hóa" nghiên cứu về đời sống tinh thần trong quá trình đô thị hóa ở Tây Nguyên đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên cứu. Bởi hiện nay các hình thức sinh hoạt tinh thần của các cộng đồng dân tộc ở Tây Nguyên không còn bó buộc vào những hủ tục, những hình thức giản đơn truyền thống như: Thăm hỏi, các lễ hội truyền thống, cách ăn mặc, hình thức tổ chức hôn nhân, các hoạt động thể dục thể thao, du lịch, tôn giáo, văn hóa cồng chiêng, Mời các bạn tham khảo phần 1 cuốn sách. | 60 NGUYỄN THỊ NHƯ THÚY ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI KƠHO Ở LÂM ĐỒNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Nghiên cứu trường hợp xã Tà Nung Đà Lạt và thị trấn Lạc Dương Lâm Đồng Sách chuyên khảo NHAØ XUAÁT BAÛN ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH TS. NGUYỄN THỊ NHƯ THÚY ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI KƠHO Ở LÂM ĐỒNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Nghiên cứu trường hợp xã Tà Nung Đà Lạt và thị trấn Lạc Dương Lâm Đồng Sách chuyên khảo NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022 1 2 MỞ ĐẦU Tây Nguyên là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh Kon Tum Gia Lai Đắc Lắc Đắc Nông và Lâm Đồng có biên giới giáp Lào Cam-pu- chia. Với diện tích km dân số ước tính khoảng 5 5 triệu người chiếm 6 dân số cả nước gồm hơn năm mươi dân tộc anh em cùng chung sống. Tây Nguyên hiện đang tồn tại nhiều vấn đề khó khăn về phát triển kinh tế và ổn định đời sống xã hội đặc biệt là trong thời kỳ phát triển đô thị hóa. Thực tế đã có những chủ trương chính sách đường lối về định hướng phát triển chung của đồng bào dân tộc ít người của Đảng và Nhà nước ta cụ thể trong Quyết định số 704 QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chung điều chỉnh quy hoạch thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định mục tiêu của quy hoạch này là Xây dựng phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 trở thành một vùng đô thị hiện đại đẳng cấp quốc tế có đặc thù về khí hậu cảnh quan tự nhiên văn hóa lịch sử và di sản kiến trúc tầm quốc gia khu vực và có ý nghĩa quốc tế . Các thành phố thị xã ở các tỉnh Tây Nguyên là trung tâm chính trị kinh tế và văn hóa của tỉnh đồng thời là trung tâm giao lưu kinh tế văn hóa xã hội quan trọng của vùng. Mặt trái của đô thị hóa và công nghiệp hóa là những khó khăn trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương làm sao để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc đó là những yêu cầu quan trọng trong quá trình đô thị hóa vùng Tây Nguyên Hoàng Bá Thịnh Trường Đại học khoa học xã hội và
đang nạp các trang xem trước