tailieunhanh - Chuyên đề: Bồi dưỡng học sinh lớp 9 ôn thi vào lớp 10 phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1939 đến năm 1946

Chuyên đề "Bồi dưỡng học sinh lớp 9 ôn thi vào lớp 10 phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1939 đến năm 1946" được biên soạn dành cho quý thầy cô giáo tham khảo trong quá trình ôn thi vào lớp 10 cho các em học sinh, đồng thời giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1939 đến năm 1946. Mời các bạn cùng tham khảo! | PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH XUYÊN TRƯỜNG THCS THIỆN KẾ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Tên chuyên đề Bồi dưỡng HS lớp 9 ôn thi vào lớp 10 phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1939 đến năm 1946 Tác giả Phan Thúy Hà Bình Xuyên Tháng 11 năm 2021 0 LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1939-1946 - Tác giả chuyên đề Phan Thúy Hà. - Trường THCS Thiện Kế - Tên chuyên đề Bồi dưỡng HS lớp 9 ôn thi vào lớp 10 phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1939 đến năm 1946 I. Thực trạng chất lượng thi tuyển sinh vào lớp 10 của đơn vị năm học 2021- 2022. Thực trạng dạy học lịch sử ở trường THCS ngày nay hết sức khó khăn nhiều học sinh nắm kiến thức còn lơ mơ ngay từ lớp dưới nên đến lớp 9 không có khả năng sâu chuỗi kiến thức học đến phần nào cũng thấy lạ thậm chí cả các bài ôn tập tổng hợp kiến thức đã học . Vì vậy mà chán học dẫn đến kết quả thấp. Việc làm bài tập và học bài của nhiều em chỉ qua loa để đối phó với sự kiểm tra của thầy cô. Một bộ phận học sinh chưa có ý thức học bài ở lớp cũng như ở nhà. Hầu như hôm nào kiểm tra cũng không thuộc bài. Không chỉ vậy hầu hết học sinh hiện nay vẫn còn thói quen thụ động trong khi học. Các em thường nghe chép ghi nhớ và tái hiện một cách máy móc rập khuôn những gì giáo viên đã giảng hoặc sách tham khảo đã hướng dẫn mà chưa có sự chủ động tìm tòi sáng tạo. Do nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội làm cho định hướng nghề nghiệp của các em thiên về khoa học tự nhiên thuận lợi cho việc chọn trường chọn ngành. Trong tư tưởng của một số học sinh phân biệt môn chính môn phụ ít giành thời gian cho việc học môn lịch sử học chỉ mang tính chất chống đối học thuộc vẹt chứ chưa có ý thức tìm hiểu để có cái nhìn sâu sắc toàn diện về lịch sử chưa biết liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Thậm chí vì chủ nghĩa thực dụng có em không thích mất thời giờ với môn học không có lợi ích kinh tế ở tương lai. Thực tế những năm gần đây môn Lịch sử đã được dùng để thi trung học phổ thông nhưng số điểm ít 3 50 điểm tổng còn việc học để chọn nghề lại rất hạn chế. Số trường Cao đẳng Đại học có .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN