tailieunhanh - Tài liệu ôn tập môn Lịch sử lớp 12: Chủ đề - Việt Nam từ 1919 đến 1930

"Tài liệu ôn tập môn Lịch sử lớp 12: Chủ đề - Việt Nam từ 1919 đến 1930" trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam; Những chuyển biến về kinh tế và giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới tác động của khai thác thuộc địa lần thứ hai; Hoạt động của tư sản và tiểu tư sản trong những năm 1919-1925; Khái quát quá trình phát triển của phong trào công nhân Việt Nam 1919-1929; . Mời các bạn cùng tham khảo. | TÀI LIỆU ÔN THI THPTQG-MÔN LỊCH SỬ-THPT LƯU HOÀNG TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG TÀI LIỆU ÔN TẬP TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD TỪ NGÀY 17 2 2020 ĐẾN 29 02 2020 MÔN LỊCH SỬ LÝ THUYẾT PHẦN II. LỊCH SỬ VIỆT NAM CHỦ ĐỀ. VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1930 1. Hoàn cảnh lịch sử và nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam. a. Hoàn cảnh lịch sử - Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc Pháp tuy là nước thắng trận nhưng nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. - Để bù đắp những tổn thất do chiến tranh gây ra Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Đông Dương chủ yếu là Việt Nam. Chương trình này thực hiện trong những năm 1919- 1929 b. Chính sách khai thác - Trong cuộc khai thác này Pháp đầu tư vốn với tốc độ nhanh qui mô lớn từ 1924 đến 1929 số vốn đầu tư lên khoảng 4 tỉ phrăng. - Nông nghiệp là ngành được đầu tư nhiều nhất tập trung chủ yếu vào lập đồn điền cao su diện tích đồn điền mở rộng nhiều công ti cao su mới thành lập. - Trong công nghiệp Pháp chú trọng đầu tư khai thác mỏ trước hết là mỏ than. Đầu tư thêm vào khai thác mỏ sắt thiếc mở thêm một số ngành công nghiệp như dệt muối xay xát - Thương nghiệp có bước phát triên mới quan hệ lưu thông buôn bán nội địa được đẩy mạnh. - Giao thông vận tải được phát triển đô thị được mở rộng . - Tài chính Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế Đông Dương. - Ngoài ra Pháp còn thực hiện chính sách tăng thuế. Tác động - kinh tế quan hệ xản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập nhưng yếu ớt phiến diện không đủ để làm chuyển biến cơ cấu kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu lệ thuộc vào kinh tế Pháp. - Xã hội xã hội Việt Nam có sự chuyển biến và phân hoá mạnh mẽ. Mỗi giai cấp đều thể hiện thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp mình trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đầu thế kỉ XX. 2. Những chuyển biến về kinh tế và giai cấp trong xã hội VN dưới tác động của khai thác thuộc địa lần thứ hai. a Kinh tế - Sự đầu tư về vốn và kĩ thuật đã làm cho

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.