tailieunhanh - Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh" sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập môn KHTN lớp 7, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công. | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KHTN 7 I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Nguyên tử Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ tạo nên các chất. Cấu tạo Proton p Neutron n 0 Electron e Nguyên tử trung hòa về điện tổng số p tổng số e. Các electron sắp xếp thành từng lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết. Lớp thứ nhất Tối đa 2 e Lớp thứ 2 3 Tối đa 8 e. Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của nguyên tử. 2. Nguyên tố hóa học Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học. Mỗi nguyên tố hóa học có 1 kí hiệu hóa học và 1 tên gọi riêng. Kí hiệu hóa học gồm 1 hoặc 2 chữ cái trong đó chữ cái đầu viết hoa và chữ cái sau viết thường. 3. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học a. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Các nguyên tố cùng hàng có cùng số lớp e cùng cột có tính chất gần giống nhau. b. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Ô nguyên tố Ô nguyên tố cho biết Kí hiệu hóa học Tên nguyên tố Số hiệu nguyên tử Khối lượng nguyên tử Chu kì Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần khi đi từ trái qua phải. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron. Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn. Nhóm Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A IA đến VIIIA và 8 nhóm B IB đến VIIIB . Các nguyên tố trong cùng 1 nhóm A có số e ở lớp ngoài cùng bằng nhau Trừ He do vậy chúng có tính chất gần giống nhau. c. Vị trí các nhóm nguyên tố kim loại phi kim và khí hiếm trong bảng tuần hoàn a. Các nguyên tố kim loại Vị trí Ở góc dưới bên trái của bảng và được thể hiện bằng màu xanh tập trung ở các nhóm IA IIA IIIA và các nhóm B. b. Các nguyên tố phi kim Vị trí Chủ yếu ở góc trên bên phải của bảng và được thể hiện bằng màu hồng tập trung ở các nhóm VA VIA VIIA. c. Các nguyên tố khí hiếm Nguyên tử khí hiếm có lớp e ngoài cùng bền vững nên khó biến đổi hóa học. Vị trí Nằm ở nhóm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN