tailieunhanh - Bản sắc Việt của Công giáo Việt Nam

Công giáo được truyền vào Việt Nam gần 5 thế kỷ. Sự kiện này lại gắn liền với sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân. Hơn nữa, Công giáo buổi đầu cũng xa lạ với văn hóa dân tộc và người Việt Nam nên bị chống đối. Bài viết trình bày bản sắc Việt của Công giáo Việt Nam. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 2019 101 PHẠM HUY THÔNG BẢN SẮC VIỆT CỦA CÔNG GIÁO VIỆT NAM Tóm tắt Công giáo được truyền vào Việt Nam gần 5 thế kỷ. Sự kiện này lại gắn liền với sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân. Hơn nữa Công giáo buổi đầu cũng xa lạ với văn hóa dân tộc và người Việt Nam nên bị chống đối. Nhưng với sự tác động của văn hóa Việt và sự sáng tạo của người Việt tôn giáo này trở thành gần gũi mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Từ ngôn ngữ âm nhạc hội họa kiến trúc văn học cho đến Phụng vụ nghi lễ của Công giáo bây giờ đều mang bản sắc Việt. Đây cũng là đóng góp của Công giáo với văn hóa Việt Nam. Từ khóa Công giáo văn hóa Việt Nam. Công giáo là một tôn giáo có tính toàn cầu. Hiện tôn giáo này có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng dù ở châu lục nào thậm chí xuất hiện ở những nước Islam giáo Ấn giáo Phật giáo hay Chính Thống giáo người ta cũng dễ nhận ra chúng giống nhau từ hệ thống tổ chức nghi lễ thờ tự kinh sách kiến trúc nhà thờ tranh tượng và tòng phục Giáo hoàng Rôma. Tuy nhiên Công giáo ở Việt Nam dù có những điểm chung đó vẫn có những nét riêng không lẫn vào đâu được. Đó là bản sắc văn hóa Việt in đậm trong tôn giáo này. Bản sắc đó do chính người Việt xây dựng nên. Trước tiên ngôn ngữ dùng trong Phụng tự được Việt hóa. Khởi đầu Phụng tự chỉ có một ngôn ngữ duy nhất đó là tiếng Latinh. Vì vậy mới có câu Các thày đọc tiếng Latinh Các cô con gái thưa kinh dịu dàng. Nhưng ngay từ rất sớm người Việt đã Việt hóa các danh từ riêng từ phương Tây vào cho dễ đọc dễ hiểu như gọi đạo Deus là đạo Đức Chúa Trời Dominico đọc là Đa Minh Benedicto đọc là Biển Đức Vincente đọc là Vinh Sơn Một số người Việt buổi đầu đã Trung tâm Khoa học Tư duy CTS Ủy ban ĐKCGVN Thành phố Hà Nội. Ngày nhận bài 8 4 2019 Ngày biên tập 16 4 2019 Duyệt đăng 26 4 2019. 102 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 - 2019 soạn Kinh Thánh ra văn vần để đễ truyền tải đạo Chúa. Alexandre de Rhodes đã ghi lại Người nổi bật nhất và cũng là người thứ nhất trong đám người chịu phép Rửa tội và nhận đức tin chính

TỪ KHÓA LIÊN QUAN